THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh A

Thứ ba - 14/04/2020 20:08
Tin mừng Lc 23:13-35 Có hai người trong nhóm môn đệ Đức Giêsu đi đến một làng kia, tên là Em-mau... Họ bàn tán với nhau.
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh A
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ 4 – TUẦN 1 - PHỤC SINH


Lc 24: 13-35



Noel Quession - Chú Giải

THỨ TƯ
Bài đọc I: Cv 3,1-10

Vào giờ thứ chín, là giờ cầu nguyện, Phêrô và Gioan lên đền thờ.

Buổi đầu, các tông đồ tiếp tục trong một thời gian, là các tín đồ của phụng vụ tại đền thờ. Họ chưa hiểu ngay được tầm mức tư tế và hiến tế cái chết của Chúa Giêsu, và của nghi thức "bánh và rượu". Chắc chắn từ đầu, người ta đã tái diễn bữa Tiệc ly, như Chúa Giêsu đã truyền dạy họ: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Nhưng họ chưa hiểu ngay được là điều đó sắp thay thế mọi phụng vụ của Đền thờ.

Bấy giờ có một anh què từ lúc mới sinh, xin bố thí... Phêrô nói: "vàng bạc thì không có, nhưng có cái này tôi cho anh là: nhân danh Đức Giêsu Kitô Nazarét, anh hãy đứng dậy mà đi".

Các Tông đồ kế tiếp Chúa Giêsu. Họ là những người được ký gửi quyền phép của Đấng Thiên Sai. Hành động của Chúa Giêsu không hoàn tất với cái chết của Người: Thiên Chúa tiếp tục hành động qua sự hiện diện nhiệm mầu của Người trong Giáo hội.

Và để nhấn mạnh sự tiếp nối này, Phêrô nói bằng chính Lời Chúa Giêsu: "Hãy đứng dậy mà đi" (Lc 5,23).

Phêrô làm một cử chỉ như Chúa Giêsu "cầm lấy tay nó" (Lc 8,54).

Và ông chữa lành cùng một con bệnh, một người què, ở cùng một nơi (Mt 21,14).

Tôi có tin vào Giáo hội là kho ơn Chúa không?

Tôi có tin thật là Chúa Giêsu đang sống trong Giáo hội?

Có phải tôi nghe chính lời Chúa khi nghe người ta đọc Kinh thánh trong sách lễ không?

Tôi có gặp chính Người khi đi xưng tội không?

Cơ hội để khám phá ra chiều sâu huyền nhiệm của "công vụ tống đồ". Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục vẫn tiếp nối vai trò của Phêrô và nhóm Mười Hai.

Nhân danh Đức Giêsu Nazarét anh hãy đứng dậy mà đi.

Đây là điều Giáo hội lập lại cho nhân loại thường hay què quặt: Hãy đứng dậy.

Giáo Hội theo gương Chúa Giêsu, muốn cho con người được cao trọng: một người đứng thẳng tính cực có khả năng nắm giữ định mệnh của mình.

Trong đời sống gian đình, tôi có, góp phần mình cho Giáo hội "tiến bước" không? tôi có góp phần cứu chữu không?
Chính mình tôi có đưa vào sức mạnh Phục sinh để lại đứng lên mỗi khi một thử thách làm tôi phải què quặt, thất đảm không?

"Nhân danh Đức Giêsu Kitô, chớ gì tôi trỗi dậy mà đi".

Anh cùng hai Ngài tiến vào đền thờ...

Luật Môsê đã đặt một số hàng rào: một vài người được coi là "nhơ bẩn" theo luật lệ, không có quyền vào Đền thờ. Các người tật bệnh thuộc vào trường hợp này (Lv 21,18; Sm 5,8). Nay đạo mới phá bỏ những rào cản luật lệ này: Không còn những người bị khai trừ nữa… tất cả, đều được mời trở về. Lạy Chúa, xin cảm tạ! và xin giúp chúng con đừng lập lại những ngăn cách và những cuộc loại trừ nữa. Xin làm cho lòng chúng con nên ân cần và cởi mở với hết mọi người. Nhất là với những người nghèo khổ nhất …

Vừa đi, vừa nhảy nhót và ngợi khen Thiên Chúa.

Tôi mường tượng ra quang cảnh trong đền thờ.

Quyền năng kỳ diệu của sự sống lại bắt đầu trao đổ đến cộng đoàn nhân loại điềm báo niềm hoan hỉ cuối cùng của "nhửng người được sống lại".

Bài Tin Mừng: Lc 24,13-35

Có hai người trong nhóm môn đệ Đức Giêsu đi đến một làng kia, tên là Em-mau... Họ bàn tán với nhau.

Thứ Sáu vừa qua, người bạn thân yêu của họ đã chết.

Thế là mọi sự đều kết thúc. Họ trở lại quê nhà. Họ không còn chờ đợi gì nữa. "Chúng tôi vẫn hi vọng... đó chỉ là những lời nói nặng nề của một thứ hi vọng hão huyền. Tôi mường tượng ra nỗi tuyệt vọng của họ. Tôi có đồng hành với họ, thử lắng nghe họ. Trong suốt đời sống con người, tuần tự, điều đó sẽ xảy đến: Một nỗi thất vọng ê chề, một tang chế xót xa, một thất bại cay đắng, một âu lo; một vấn đề nan giải, một tội ác gây khổ đau. Xét về phương diện nhân loại không còn lối thoát.

Đức G iêsu tiến đến gần và cùng đi với họ...Nhưng có cái gì ngăn cản, khiến mắt họ không nhận ra Người. Các anh trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? Sao lại có vẻ buồn bã như thế?

Họ đang đi đường. Đức Giêsu đến nhập cuộc với họ. Và lạy Chúa, ngay lập tức, Chúa đã quan tâm đến nỗi lo lắng của họ. Chúa thấu biết những đau đớn và thất vọng của chúng con. Thật là hữu ích khi nghĩ rằng, không gì xảy ra trong thâm tâm con mà Chúa không hay. Con xin để Chúa xem xét và thạch hỏi con.

Chuyện ông Giêsu Nadarét... Các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, rồi họ đóng đinh Người vào thập giá…

Đức Giêsu cứ để cho họ tuần tự bày tỏ những nỗi băn khoăn của họ.

Người không tỏ mình ra ngay: Người để họ nói, thổ lộ hết nỗi lòng.

Thật thì cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi, làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy đã ra mồ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả.

Ngay cả hai môn đệ, họ cũng không sẵn sàng tin.

Tất cả các trình thuật Tin Mừng đều nhất trí về điểm này: Các môn đệ nghi ngờ, họ không nghĩ đến sự sống lại, họ bốỉ rối ngỡ ngàng.

Toàn thể trình thuật của thánh Luca được xây dựng, để giúp ta hiểu "làm sao ta có thể nhận ra Đức Giêsu"... bằng cách nào ta tiễn dẫn từ "nghi ngờ", "thất vọng" đến lòng tin.

Lòng trí các anh sao mà chậm tin lời các ngôn sứ như vậy! Rồi Người giải thích cho hai ông những đoạn Kinh thánh liên quan đến Người, bắt đầu từ ông Môsê và lần lượt đến hết các ngôn sứ.

Đây là phương pháp thứ nhất để nhận biết Đức Giêsu: tiếp xúc cách sâu xa và thân tình với Kinh thánh, với Lời Chúa.

Cựu ước soi sáng Tân ước. Kinh thánh dẫn tới Tin Mừng. Chương trình của Thiên Chúa tiếp diễn không gián đoạn. Những gì thể hiện nới Đức Giêsu Kitô, đều đã được Thiên Chúa dự kiến từ thuở đời đời và đã được khởi sự về lịch sửn dân Ít-ra-en. Có thể người ta muốn dừng lại ở đó biết bao, để lắng nghe những lời chú giải của chính Đức Giêsu về ngôn sứ Isaia! Hãy cầu nguyện. Hãy quan tâm đến giờ cầu nguyện trên hết. Đọc đi đọc lại Kinh thánh.

Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy tấm bánh dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra, và họ nhận ra Người.

Đây là kinh nghiệm thứ hai để "nhận biết Đức Giêsu": Thánh Thể, nghi lễ bẻ bánh. Thánh Thể là Bí tích, là dấu chỉ hữu hiệu của sự hiện diện Đức Kitô Phục sinh. Đó là mầu nhiệm Đức tin cao cả một dấu chỉ rất nghèo nàn, một dấu chỉ rất tầm thường.

Hiệp thông với Mình thánh Đức Kitô". Quan tâm tới Thánh thể trước hết. Thỉnh thoảng hãy quì gối nước nhà tạm.

Lập tức họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem.

Luôn thi hành "sứ vụ", không ai có thể ngồi bất động chiêm ngưỡng Đức Kitô Phục sinh: ta phải lên đường đi đến với anh em mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay26,485
  • Tháng hiện tại297,104
  • Tổng lượt truy cập13,581,478
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây