CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ 7 – TUẦN 1 - PHỤC SINH
Mc 16: 9-15
Noel Quession - Chú Giải
THỨ BẢY
Bài đọc I : Cv 4,13-21
Các thủ lãnh kỳ lão và luật sĩ nhận thấy Phêrô và Gioan kiên quyết, và biết hai ông là kẻ thất học và dốt nát, nên lấy làm lạ.
Mới chỉ ba năm qua, Phêrô và Gioan đã ngồi vá lưới bên bờ hồ để hành nghề đánh cá của họ. Thực sự họ "thất học". Nhưng họ đã ba năm sống thân mật với Chúa Giêsu, và nhất là đã thấy Đức Kitô ra khỏi mồ.
Đức tin, sự tiếp xúc hàng ngày với lời Chúa có thể trao ban một giá trị, một sự kiên quyết cho những người khiêm tốn nhất.
Lạy Chúa, xin giúp mọi người đã được rửa tội đạt được "sự kiện quyết" này.
Mới ba tháng, ông Phêrô này đã lẫn tránh những câu hỏi kín đáo của một đầy tớ gái, trong sân thượng tế, vì sợ xác quyết đức tin. Nay, ông làm cho chính vị thượng tế này phải ngạc nhiên về sự gan dạ tông đồ của ông. Điều gì đã diễn ra giữa hai sự kiện này? ông đã lãnh nhận Thánh Thần. Lễ ngũ tuần đã diễn ra. Chính sức mạnh của Thiên Chúa ở trong Phêrô con người đáng thương, chính trí năng Thiên Chúa ở trong sự ít học của Phêrô.
Họ còn biết rằng hai ông đã ở cùng Đức Giêsu.
Lạy Chúa, con không thể không nghĩ tới đấng kế vị Thánh Phêrô, tới Đức Thánh Cha đang phải "nói" trước tòa án của toàn thế giới và không chỉ trước tòa án ở Giêrusalem. Xin hãy ban sức mạnh và ánh sáng Chúa cho Đấng kế vị thánh Phêrô.
Đó là một đinh nghĩa về các Tông đồ "những người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu ". Đầy cũng phải là định nghĩa về mọi Kitô hữu. "Những người đã ở cùng Chúa Giêsu".
Chính điều đó đã biến đổi họ.
Lạy Chúa, xin ở với con hôm nay.
"Chúa ở cùng anh chị em - và ở cùng Cha".
Lời Chúa cốt yếu không hề bị lập lại quá nhiều. Chớ gì con biết nói lên cách chân thực trong thánh lễ.
Lạy Chúa, người ta có nhận ra con, như một người ở cùng Chúa không? Do đâu người ta nhận ra điều đó? Do việc loan báo sự sống lại. Bởi sự sống phát xuất từ một sinh vật. Bởi tình yêu phát xuất từ một Người.
Chúng ta phải làm gì đối với những người này? Để sự việc không còn loan truyền-trong dân nữa.
Hoàn cảnh của Giáo Hữu sơ khai không hề được "dễ dàng". Việc mở rộng đức tin không được thực hiện mà không cực khổ. Công vụ các Tông đồ là một tường thuật dài những nổ lực và tử đạo.
Các ông hãy xét coi : "Nghe các ông hơn nghe Chúa có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể nào không nói lên những đều mắt thấy tai nghe".
Người ta hiểu các ngài phần nào. Làm sao giữ riêng cho mình những việc này được? Làm sao câm lặng khi người ta đã thấy những việc này?
Làm sao người ta có thể sống đời Kitô hữu cá nhân, mỗi người cho riêng mình được?
Làm sao người ta có thể là Kitô hữu mà không phải là tông đồ không -phải là nhân chứng?
Nhưng để được thế, phải có kinh nghiệm, chứng thực rằng Thiên Chúa là Tin Mừng cho loài người.
BÀI TIN MỪNG : Mc 16:9-15
Hôm nay chúng ta đọc đoạn kết thúc Tin Mừng theo thánh Maccô... có lẽ đã được một bàn tay khác viết thêm vào để bổ sung cho Tin Mừng. Đoạn này trình bày một thứ đúc kết toàn bộ những cuộc hiện ra, đã được ba Tin mừng khác thuật lại, mà ta đã đọc suốt tuần này.
Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mác-đa-la, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỉ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc.
Tác giả muốn nhấn mạnh, người "đàn bà tội lỗi " đã trở thành kẻ được sủng ái.
Tại nhà ông Simon biệt phái, Đức Giêsu đã để ông đoán nhận ra : "kẻ được tha thứ ít, thì yêu mến ít".
Như' thế, tội lỗi có thể trở nên khởi điểm cho một cuộc mạo hiểm thiêng liêng cao cả.
Phụng vụ trong đêm Phục sinh, khi bàn đến tội của A-đam đã hát lên : "Oi tội hồng phúc, vì đã mang đến cho chúng ta một Đấng cứu độ cao sang như thế". Điều đó cũng có thể đúng thật đối với tội lỗi chúng ta.
Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin.
Tác giả nhấn mạnh về thái độ cứng tin của Nhóm Mười Một. Đó là một sự nhấn mạnh ta không khi nào hết tìm hiểu. Nhóm tông đồ có 12 người. Họ đã bỏ Thầy. Họ đã chối Thầy. Một người trong Nhóm đã phản nộp Thầy, rồi tự treo cổ. Sau cái chết của Thầy, họ đều chưng hửng và buồn bã trở về quê nhà.
Một thời gian sau đó, người ta lại nhận thấy họ họp thành một cộng đoàn nhiệt tình, dạn dĩ loan truyền tại Giêrusalem và ngay cả trước công nghị đã kết án Người, rằng Đức Giêsu đang sống động.
Vì họ đã không phóng đại câu chuyện. Hẳn phải có một điều gì khác thường đã xảy ra.
Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê Họ trở về báo tin cho các ông khác, những các ông ấy cũng không tin.
Rõ ràng họ rất cứng đầu?
Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người sống lại.
Đó là sự nghi ngờ thật quí giá, nhờ đó chúng ta thêm xác tín mạnh mẽ hơn.
Chúng ta không liên hệ với những người ngây ngô hay những kẻ cuồng tín... mà là những con người cụ thể, đầu óc cứng cỏi.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con, trong khi đang tìm hiểu và nghi ngờ, luôn giữ được tư thế sẵn sàng, một thái độ cởi mở.
Các thánh sử vẫn chưa thỏa mãn hết tính ham thích biết của chúng ta, khi ta nêu cho họ những câu hỏi tính chất tò mò : công cuộc Phục sinh được thực hiện ra sao? Thi thể của Chúa ở trong tình trạng như thế nào? một thân xác phục sinh là gì?
Họ chỉ nói lại với chúng ta "những gì họ đã chứng kiến". Các tông đồ là những, con người khiêm tốn biết bao! Họ mới chỉ giúp ta đọc qua sự kiện đã xảy ra, nhưng đó là biến cố bó buộc họ phải thay đổi ý kiến... Họ nhận ra Chúa với thái độ khiêm tốn.
Rồi người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho tất cả loài người".
Đó lậ lệnh truyền sai đi thi hành sứ vụ. Cần phải tin vào những điệu kỳ điệu của Thiên Chúa, khi chờ đợi được nhìn thấy chúng cách tận tường nhất vào ngày cuối cùng.