THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Hai Sau Chúa Nhật III Mùa Vọng

Chủ nhật - 12/12/2021 20:20
Qua bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Mátthêu thuật lại việc những nhà lãnh đạo Do Thái giáo chất vấn Chúa Giêsu về quyền giảng dạy của Chúa. Họ muốn phủ nhận những việc làm của Chúa “như Đấng có uy quyền” chỉ vì tính ghen tị. Đây là mấu chốt gây nên sự xung khắc trong mọi mối tương quan.
Suy Niệm Thứ Hai Sau Chúa Nhật III Mùa Vọng

THỨ HAI SAU CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG
 
NGÀY 13/12/2021

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (21,23-27)

3 Một hôm, Đức Giê-su vào đền thờ, và trong khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?”24 Đức Giê-su đáp: "Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.25 Vậy, phép rửa của ông Gio-an do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?” Họ mới nghĩ thầm: "Nếu mình nói: "Do Trời", thì ông ấy sẽ vặn lại: "Thế sao các ông lại không tin ông ấy?”26 Còn nếu mình nói: "Do người ta", thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an là một ngôn sứ”.27 Họ mới trả lời Đức Giê-su: "Chúng tôi không biết”. Người cũng nói với họ: "Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy”.

SUY NIỆM

Qua bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Mátthêu thuật lại việc những nhà lãnh đạo Do Thái giáo chất vấn Chúa Giêsu về quyền giảng dạy của Chúa. Họ muốn phủ nhận những việc làm của Chúa “như Đấng có uy quyền” chỉ vì tính ghen tị. Đây là mấu chốt gây nên sự xung khắc trong mọi mối tương quan.

Quả thế, tính ghen tị của các lãnh đạo Do Thái giáo đối với Chúa Giêsu là do cung cách sống của Chúa. Chúa sống hài hoà với mọi người, Chúa quan tâm đến những người khốn khổ, Chúa giảng dạy như Đấng đầy uy quyền.. Đó là những cảm nhận đến từ dân chúng dành cho Chúa. Đối lại, những lãnh đạo Do Thái thì lại sống xa cách dân chúng. Họ áp đặt lên dân chúng những gánh lặng. Họ không đem lại sự ủi an cho dân… Do vậy, dân chúng bỏ họ mà theo Chúa.

Nuôi dưỡng tính ghen tị là nuôi dưỡng mầm mống gây chia rẽ trong mọi tương quan của cuộc sống. Sự ghen tị của Cain đối với Abel đã đưa ông đến sát hại em mình. Sự ghen tị của Saul đối với David đã đưa ông đến việc tìm cách sát hại David… và như Đức Thánh cha Phanxicô thì “lòng đố kỵ dẫn đến việc ‘giết’ những người có điều mà mình không có. Nhưng người ấy sẽ luôn đau khổ, vì một con tim ghen ghét và đố kỵ sẽ luôn khổ đau, một sự khổ đau muốn người khác phải chết. Chúng ta không phải đi đâu xa mới có thể thấy những điều này. Rất nhiều lần, trong cộng đoàn của chúng ta, vì ghen ghét, người ta đã giết hại nhau bằng miệng lưỡi và ngôn từ của mình. Khi không thích hay ghen ghét một điều gì đó, người ta bắt đầu xì xầm, bàn tán. Và chính những lời bàn tán đó sẽ giết chết người khác”.

Lạy Chúa, xin ban ơn giúp chúng con luôn biết loại ra khỏi tâm hồn tính đố kỵ, ghen tuông, để nhờ đó chúng con biết yêu thương nhau hơn và biết cùng nhau xây dựng một cộng đoàn hiệp thông. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay19,223
  • Tháng hiện tại324,254
  • Tổng lượt truy cập13,608,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây