THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh A

Thứ tư - 15/04/2020 19:57
Tin mừng Lc 24: 35-48: Rồi Người bảo: "Khi con ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em... Bấy giờ Người mở lòng mở trí chó các ông hiểu Kinh thánh, những khổ hình đấng Mêsia phải chịu...
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh A
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

NGÀY 16 THÁNG 04 NĂM 2020

THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH A



 
Tin mừng Lc 24: 35-48
Noel Quession - Chú Giải
 
Bài đọc I: Cv 3,11-26

Phêrô liền nói với dân chúng.

Luôn luôn ông là người mở lời nhân danh nhóm môn đồ. Bây giờ ông sắp giải thích phép lạ ông vừa làm cho người què.

Tại sao anh ngạc nhiên về việc đó, và nhìn chúng tôi như là chúng tôi dùng quyền năng hay lòng đạo đức riêng mà làm cho người này đi được?

Phêrô không phải là người ranh mãnh ông biết mình tội lỗi. Trước đây không lâu, ông đã chối Thầy! Mới đây thôi Những "quền năng" của ông không thuộc về ông. Ong có trong tay một quyền năng từ Chúa Kitô mà đến. Ong biết mình là người, là tộị nhân, không đạo đức thánh thiện hơn người khác!

Lạy Chúa, xin giúp cho từng người đang giữ một "vai trò" trong Hội Thánh có được sự khiêm tốn đó.

Xin làm cho tất cả chúng con biết ý thức về các giới hạn của mình, và về các trách nhiệm Chúa gởi đến cho chúng con.
Là trung gian ơn thánh. Để cho các ơn huệ Chúa muốn ban, được chuyền thông qua cuộc sống chúng con.

Đó là một "tác vụ". Mà các tác vụ trong Hội Thánh có nhiều và khác nhau.

Đấng ban sự sống thì anh em lại giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại…

"Đấng ban sự sống"... một danh hiệu ít thông dụng để nói về Chúa Giêsu. Đây là danh hiệu đột xuất trên môi miệng Phêrô: Sự sống lại còn rất gần. Đó lã điều đã ghi dấu vào các Tồng đồ và là điều họ không ngừng rao giảng. Chúa Giêsu, "Đấng ban sự sống" , Đấng vinh thăng, Đấng sống động tuyệt vời. Xin ban cho không con sự sống này!

Khi thông hiệp thân mình Chúa Kitô, chúng ta thông hiệp sự sống.

Bởi đã tin vào danh Người... nên anh này hoàn toàn lành mạnh trước mặt hết thảy anh em.

Sự Phục sinh của Chúa là một quyền năng của sự sống, của niềm vui, của sự bật dậy. Bước nhảy của người từ khi sinh ra đã không biết đi, nay bỗng trỗi dậy, là biểu trưng cho nhân loại được cứu thoát.

Mỗi lần con thoát khỏi một tội, chớ gì đây là một niềm vui như vậy như thế, tội lỗi phá hoại nhân loại còn hơn cả bệnh tật thể lý. Còn bệnh bất toại thật là con bệnh của ý chí bị co rút không còn phản ứng được.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được mạnh khỏe hồn xác… nhất là phần hồn.

Hỡi anh em, thế nhưng tôi biết rằng anh em đã hành động vì không biết, như các thủ lãnh anh em đã làm.

Tin Mừng luôn được tiếp diễn.

Chúa Giêsu đã nói: "Xin hãy tha cho chúng, chúng không biết việc chúng làm".

Thánh Phêrô nói anh em được tha bởi anh em đã hành động vì không biết. Đó là ông dùng quyền ràng buộc, một quyền năng Chúa Giêsu đã ban cho các ông: "Điều nào cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng buộc".

Vậy anh em hãy ăn năn hối cải, ngõ hầu tội lỗi anh em được xóa bỏ, như thế để Thiên Chúa ban cho anh em thời kỳ thụ thai.

Sự tha thứ, là "thời kỳ thụ thai". Công thức đáng phục. Tôi có nhận thức rằng: những lần tôi xưng tội là thông dự vào sự sống lại không? Điều tôi quan tâm tìm nương tựa, không phải là sức mạnh, ý chí của tôi, nhưng là sức mạnh của Đấng đã cho Chúa Giêsu từ cõi Chết sống

BÀI TIN MỪNG: Lc 24,35-39.41-48

Hai môn đệ làng Em-mau còn đang nói, thì chính Đức Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông.

Đối với những con người đáng thương này, các biến cố bi thảm đã qua rồi. Bữa ăn cuối cùng vào chiều thứ Năm vừa qua... cuộc bắt nộp tại vườn Ghét-se-ma-ni... cái chết trên thập giá của Người... việc Giuđa, một người trong họ, treo cổ tự vẫn. Nhóm Mười hai còn lại "Mưới một".

Chính trong bối cảnh trên, để xảy ra biến cố Phục sinh, khiến các môn đệ trở nên bối rối.

Lạy Chúa, chính lúc các ông sa vào vực thẳm tuyệt vọng, thì Chúa đã hiện đến nói với họ: "Anh em đừng sợ!".

Tôi gợi lên một tình trạng tuyệt vọng trong đời sống cá nhân của tôi, trong đời sống của thế giới, của Giáo hội, hôm nay, Lạy Chúa, Chúa vẫn hiện diện tại đó, " ở giữa chúng con"

Các ông có hết hồn hết vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Việc gì mà hoảng hốt? Sao lòng anh em lạy còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như Thầy đây?"….các ông vẫn chưa dám tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng thì Người hỏi: "ở đây anh em có gì ăn không?". Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông".

Hiển nhiên, "Nhóm Mười một", cũng như tất cả các người khác, cho đến lúc này vẫn tỏ ra cứng tin. Sự nghi ngờ được các trình thuật ghị nhận.

Đối với những người Xê-mít này, là những người không có ý niệm phân biệt giữa "xác và hồn ", thì nếu Đức Giêsu đang sống. Người chỉ có thể hiện diện với trọn vẹn con người của Người. Họ muốn tin chắc rằng, đó không phải là một bóng ma, và không phải là ma, thì Người phải có một thân xác sự Phục sinh không thể giản lược vào một ý tưởng linh hồn bất tử. Mọi chi tiết đều muốn giúp chúng ta có cảm giác về một sự hiện diện thực sự.

Mặc dù đó là điều khó hình dung, nhưng cần phải nói rằng, việc Phục sinh không chỉ là một sự sống tinh thần còn sót lại mà là chính thân xác Đức Giêsu sống lại, và qua Người, toàn thể tạo vật, toàn thể vũ trụ được biến đổi Chính vũ trụ vật chất cũng được Thần Khí Thiên Chúa đón nhận và thâm nhập. Thánh Phao lô sẽ nói: "Chúng ta rộng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô sẽ từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người" (Pl 3,20-21).

Trong Thánh Thể, một mảnh nhỏ của vũ trụ, một chút bánh rượu, được Đức Kitô đón nhận như thế, và nói theo thánh Phaolô, là "phục tùng Đức Kitô" để trở nên dấu chỉ sự hiện diện của Đấng Phục sinh, và dần dần biến đổi chính chúng ta thành Thân Thể , Đức Kitô".

Đó là tâm điểm của Tin Mừng! Đó là "tin vui"! Đó sự thành công của chương trình Thiên Chúa. Đó là mục đích của cộng cuộc tạo thành! Đó là ý nghĩa của vũ trụ?

Nếu chúng ta cho biến cố Phục sinh là có thực, thì ta cần dấn thân hoạt động theo chiều hướng trên nghĩa là: Cứu độ con người, cứu độ vũ trụ, bằng cách làm cho tất cả hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa.

Rồi Người bảo: "Khi con ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em... Bấy giờ Người mở lòng mở trí chó các ông hiểu Kinh thánh, những khổ hình đấng Mêsia phải chịu, việc Người sống lại từ cõi chết rồi nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh am làm chứng về những điều này".

Giờ đây, Đức Giêsu thật sự là Đức Chúa nắm quyền hành trên toàn thể vũ trụ, trên mọi người và sai các môn đồ ra đi thi hành sứ vụ trên toàn thế giới.

Theo một ý nghĩa, thì mọi sự đã hoàn tất trong Đức Kitô.

Nhưng tất cả còn phải được thi hành. Tôi có hoạt động cho công cuộc đó? Tôi có trở nên một nhân chứng không?
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,307
  • Tháng hiện tại193,843
  • Tổng lượt truy cập15,480,733
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây