THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai Tuần II Mùa Chay A

Chủ nhật - 08/03/2020 19:39
Tin mừng Lc 6: 36-38: Bài tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu dạy các Tông đồ: trong đời sống cộng đoàn phải có tinh thần từ tâm với anh em...
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai Tuần II Mùa Chay A

CHÚ GIẢI TIN MỪN

NGÀY 09 THÁNG 03 NĂM 2020

THỨ HAI TUẦN II MÙA CHAY A




 
Tin mừng Lc 6: 36-38
Noel Quession - Chú Giải
Bài đọc I: Dn9,4-10

Trong Tin Mùng hôm nay, Chúa Giêsu đòi chúng ta phải "nhân từ", như Thiên Chúa đã "nhân từ", đối với chúng ta.

Lời cầu của Daniel hoàn toàn dựa vào lòng nhân từ của Chúa. Điều này cho phép chúng ta khỏi nản lòng, khi nghĩ tới tội lỗi mình.

Lạy Chúa là Thiên Chúa cao cả và đáng kính sợ.

Đây là ý nghĩa đầu tiên đến với chúng ta.

Sự cao cả hoàn hảo, thánh thiện của Thiên Chúa "Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa khắp vũ hoàn. Trời đất đầy vinh quang Chúa".

Thiên Chúa hoàn mỹ và cao cả này... lại mong cho loài người nên thánh thiện, đẹp đẽ và cao cả. Hãy nên hoàn hảo như Cha là Đấng hoàn hảo.

Tôi dùng thời giờ để suy nghĩ về ý niệm "hoàn hảo " một đối tượng hoàn hảo, một công việc hoàn hảo.

Chúng ta đã phạm tội và làm điều gian ác, chúng tôi đã làm điều bất chính và phản bội, chúng tôi đã bỏ các giới răn vì lề luật Chúa.

Sự dữ. Điều trái nước với sự hoàn thiện.

Tôi nghĩ tới một đối tượng hư hỏng, một công việc hư hỏng, cẩu thả. Điều nghịch với Thiên Chúa. Ích kỷ thay vì yêu thương, xấu xa thay vì tốt đẹp.

Nghĩ tới những tội tôi thường phạm, tôi nhìn chúng dưới góc cạnh này. Cố gắng nhận rõ chúng thiếu sót độc dữ thế nào. Cố gắng thấy rõ nếu tôi làm khác đi, thì sẽ tốt đẹp và kết cuộc sẽ hoàn hảo thế nào.

Chúng tôi.. chúng tôi.. chúng tôi... chúng tôi đã không nghe lời các tiên tri nói với các vua chúa, thủ lĩnh cha ông và toàn dân.

Lời Kinh sám hối của Đaniel rất ngay thật. Nó được dâng lên Chúa không chỉ trong viễn tượng cá nhân (các tội lỗi) nhưng trong viễn tượng "cộng đoàn" (tội lỗi chúng tôi).

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết thưa với Chúa nhân danh mọi anh em "chúng con " đã phạm tội... con liên đới với người khác trong tội lỗi.

Trong Mùa chay này, khi con đọc kinh sám hối là con cầu cho cả thế gian. Lạy Cha chúng con, xin thương xót chúng con. Ngay trong lúc này đây, khi con dâng lời nguyện này, một mình với Chúa, lạy Chúa con cầu cho lợi ích của cả nhân loại.

Lạy Chúa, con cầu cho mọi tội nhân, trong đó có con.

Lạy Chúa, sự công chính thuộc về Chúa, còn phần chúng con là phải chịu hổ mặt.

Lúc này, chúng con là như thế đó.

Sự khám phá cần thiết về phía xấu xa, hạn hẹp, ích kỷ thiếu tự chủ của chúng con. Nó chẳng đẹp đẽ gì. Chẳng có gì để mà tự hào. Đúng ra con đáng hổ thẹn.

Đây là bước đầu.

Lòng từ bi và tha thứ thuộc về Chúa là Thiên Chúa chúng tôi.

Tiếp theo, đó là chỗ chúng con vươn tới.

Vâng, lạy Chúa, thật may mắn Chúa tốt lành hơn chúng con. Con tạ ơn Chúa vì vô số: "Những xót thương" và "tha thứ".

Xin hãy chúc lành, vì những thứ tha vô số đổ trên những yếu hèn của chúng con.

Khi Chúa Giêsu nói: "Hãy nhân từ như Chúa", Người mời gọi chúng ta tới sự nhân từ vô cùng. (Phải tha thứ...bảy mươi bảy lần bảy). Sự cao cả của Thiên Chúa, sự thánh thiện vô cùng của Người cũng áp dụng cho sự nhân từ của Thiên Chúa là sự nhân từ hoàn toàn vô cùng của Người.

Bài Tin Mừng: Lc 6,36-38

Sống tốt lành "không giới hạn", như Thiên Chúa.

Anh em phải có lòng từ bi.

Đó là một từ rất khó dịch, vì ngày nay người ta dễ hiểu sai ý nghĩa. Vì thế, tùy theo cá tính, mọi người sẽ tự tìm những từ đồng nghĩa với nó như:

Hãy thông phần với những đau khổ của kẻ khác...

Hãy ở khoan dung.

Hãy thăm viếng... Hãy thứ tha.

Hãy chia sẻ những gian khổ của anh em.

Hãy quên đi những lời lăng nhục...

Hãy sống nhạy cảm...

- Đừng tích chứa oán thù...

Sống tân tình giúp đỡ mọi người...

Như Cha anh em là Đấng từ bi

Luân lý Kitô giáo thường rất gần với luân lý tự nhiên của con người. Đặc tính của nó là luôn bắt chước Thiên Chúa.

Thánh Gioan sẽ nói: "Thiên Chúa là tình yêu". Còn Luca định nghĩa: "Thiên Chúa là sự xót thương".

Đức Giêsu thường nhấn mạnh về điểm này. Chính Người là một "Hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa", mô phỏng cung cách đối xử theo cách ứng xử của Chúa Cha.

Trong khi cầu nguyện, tôi có gợi lên những pha cảnh mà Đức Giêsu đặc biệt biểu lộ lòng thường xót của Người..

Còn tôi thì sao?

Than ôi! Thường thường tôi chưa giống Chúa Cha và Đức Giêsu. Tôi đã làm biến dạng khuôn mặt của Thiên Chúa. Lạy Chúa, mỗi lần con tỏ ra thiếu yêu thương, con đã cho người ta có dịp nghĩ xấu về Chúa. Mỗi thái độ nghiệt ngã, cay chua, ác độc của con... mỗi thái-độ dửng dung của con trước những lo lắng của các anh em chung quanh..đều nghịch với Thiên Chúa! Lạy Cha, xin tha thứ cho thái độ, thường làm méo mó bức gương của Cha, mà con có trách nhiệm phải mô phỏng đứng đắn.

tôi hãy để cho tư tưởng sauđây tác động: Lạy Chúa, Chúa mong đợi con trở nên giống Chúa. chúa ước muốn cho con sống tiêu biểu tình yêu Chúa bên cạnh anh em con. trở nên, trái tim Thiên Chúa, bàn tay Thiên Chúa...sống động "như thể" chính Thiên Chúa đang hiện diện bên cạnh người này người nọ... Mỗi việc làm của tôi hôm nay đều mang một giá trị vô cùng, đều chứa một trọng lượng đời đời: vì chính Thiên Chúa đang hoạt động nhờ tôi, trong những thông quan tình yêu của tôi.

Hãy trở nên Thiên Chúa.

Anh em đừng xét đoán, thì sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì sẽ khỏi bị Thiên Chúa lên án.

Anh em hãy tha cho người ta, thì sẽ được Thiên Chúa tha cho. Anh em hãy cho, thì sẽ Thiên Chúa cho lại.

Cần để cho những lời trên dò xét và chất vấn ta.Nghe những lời đó từ chính môi miệng Đức Giêsu, như thể ta có mặt trong đám cử tọa? lúc Người nói điều đó.

So chiếu với một số chi tiết cụ thể của đời sống tôi và của một số người khác.

Đức Giêsu có nói lại điều đó với riêng cá nhân tôi không?

Đừng xét đoán người này... người kia

Đừng kết án kẻ này... kẻ kh ác..

Hãi tha thứ cho..

Hãy cho..

Tất cả những điều đó trước tiền không thuộc về "luân lý". Đó chỉ là hành động như Thiên Chúa.

Chính Đức Giêsu nói cho ta biết, Thiên Chúa đã làm như thế.

Một đấu đầy đã dằn, đã lắc và tràn trề.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay16,314
  • Tháng hiện tại30,584
  • Tổng lượt truy cập15,594,247
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây