THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên C

Thứ ba - 26/11/2019 17:00
Tin mừng Lc 21: 12-19 Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đào sâu ý nghĩa của tử đạo trong cuộc sống hàng ngày nơi chúng ta.
Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên C

SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN C


 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 21: 12-19)

 
12 "Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy.13 Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.14 Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.15 Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được.16 Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em.17 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.18 Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.19 Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.

 

SUY NIỆM

 
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đào sâu ý nghĩa của tử đạo trong cuộc sống hàng ngày nơi chúng ta.

Đọc lại cuộc tử đạo của một trăm mười bảy vị thánh được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong ngày 19 tháng 6 năm 1988, chúng ta biết rằng dầu các ngài bị bắt giữ vì nhiều lý do khác nhau, nhưng cuối cùng, tôn giáo vẫn là yếu tố quyết định trong mọi bản án. Tất cả các thánh tử đạo Việt Nam đều bị đặt dưới một chọn lựa quyết liệt, có tính cách thuần túy tôn giáo là bước qua hay không bước qua thập giá. Nếu thập giá là biểu tượng thiết yếu của Kitô giáo, thì bước qua thập giá có nghĩa là chối bỏ Chúa Kitô và niềm tin của mình. Nơi các thánh tử đạo, chúng ta thấy ứng nghiệm lời Chúa Giêsu: “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người thù ghét”.

Quả thật, từ hai ngàn năm qua, chính vì danh Chúa Kitô, các Kitô hữu bị thù ghét và bách hại. Như vậy, bách hại là phần số của những người mang danh hiệu Kitô. Không thể là môn đệ Chúa Giêsu mà không đi lại con đường chính Nguời đã đi qua. Chúa Kitô đã báo trước cho các môn đệ: “Môn đệ không trọng hơn Thầy”, nếu Người đã bị bách hại thì các môn đệ cũng phải bị bách hại.

Nhưng tại sao Chúa Giêsu, các môn đệ và tất cả những người công chính đều bị bách hại?

Chúng ta không hiểu được hoàn toàn mầu nhiệm của sự dữ. Chúng ta chỉ biết rằng sau ngày thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên đã có biết bao ngày thứ Sáu Tuần Thánh khác nối tiếp nhau cho đến ngày nay. Tất cả những đau khổ ấy không phải là sự kiện riêng rẽ tách biệt nhau, cũng không xảy ra một cách ngẫu nhiên hoặc chỉ do sự độc ác của một người nào đó. Các cuộc bách hại đều nằm trong một cuộc song đấu vĩ đại giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa công chính và gian tà. Cuộc song đấu ấy bao gồm toàn thể lịch sử nhân loại: bao lâu còn có những người mang danh hiệu Kitô thì bấy lâu còn bách hại.

Ngày nay, không còn có những cuộc bách hại đẫm máu nhưng lại có vô số hình thức chối bỏ và chà đạp tự do tôn giáo. Ngày nay, không còn có những cuộc bách hại công khai nhưng lại có vô số những tấn công tinh vi hơn nhằm loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người. Dù các cuộc bách hại ấy không làm thân xác con người bị tổn thương, nhưng nhân cách và lương tâm con người ngày càng bị bóp nghẹt và chết dần chết mòn. Ngày nay, không còn có những cái chết đẫm máu nhưng tử đạo có nghĩa là dám can đảm đi ngược lại dòng đời và khước từ những gì đi ngược với giá trị của Tin Mừng.

Một cuộc tử đạo dai dẳng như thế, thiết tưởng đã là Kitô hữu, ai trong chúng ta cũng có thể trải qua từng giờ từng phút. Cuộc tử đạo ấy đòi hỏi người Kitô hữu phải can đảm và kiên trì hơn cả việc giơ cổ cho lý hình chém trong giây lát.

Nguyện xin Chúa ban sức mạnh để chúng con được bền đỗ trong cuộc tử đạo liên lỉ ấy. Amen.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay3,599
  • Tháng hiện tại53,413
  • Tổng lượt truy cập14,872,038
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây