THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên C

Thứ sáu - 22/11/2019 17:00
Tin mừng Lc 20: 27-40: Để khẳng định cho sự tồn tại của sự sống đời sau, chúng ta còn có một bằng chứng xác thực khác, đó là sự phục sinh của chính Đức Giêsu. Đấy là câu trả lời duy nhất cho mọi thắc mắc của con người về sự chết, sự sống lại và sự sống đời đời.
Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên C

SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN C


 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 20: 27-40)

27 Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại.28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: "Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình.29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết.30 Người thứ hai,31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào.32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết.33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”34 Đức Giê-su đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng,35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham,Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp.38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống”.39 Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói: "Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm”.40 Thế là, họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.


Suy niệm

Vào thời Chúa Giêsu, giới lãnh đạo Do Thái chia thành nhiều nhóm khác nhau. Liên quan đến sự sống lại, số người thuộc nhóm Biệt phái thì tin rằng, cuộc sống sau khi chết cũng giống như cuộc sống trước đó trên trần gian này; nghĩa là, con người cũng ăn uống, buôn bán và sống đời vợ chồng, nhưng chỉ có sung sướng mà không hề có khổ đau. Tuy nhiên, một số khác lại tin rằng, cuộc sống sau cái chết là một cuộc sống hoàn toàn được biến đổi.

Ngược với nhóm Biệt phái, những người thuộc nhóm Sa đốc thì lại không tin vào sự sống đời sau. Đối với họ, chết là hết. Vì thế, trong trang Tin Mừng chúng ta thấy, họ đã đặt ra cho Chúa Giêsu một câu hỏi thật hóc búa. Đó là trường hợp của bảy anh em nhà kia cùng lấy một người đàn bà; thế thì, khi sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai?

Qua câu hỏi chất vấn đó, Chúa Giêsu đã xác quyết với họ rằng, quả nhiên là có sự sống lại. Nhưng Người không hề giải thích sự việc sẽ diễn tiến thế nào và khi nào sẽ xảy ra biến cố sống lại, vì điều đó không quan trọng cho ơn cứu rỗi. Điều cần quan tâm đó là chính cung cách sống và hành xử của con người trong cuộc sống hiện tại sẽ quyết định số phận tương lai của họ: được cứu độ hay bị trầm luân đời đời. Bởi vì, cuộc sống của con người không kết thúc với cái chết của thân xác trên trần gian này. Sau khi chết, thân xác và linh hồn con người mới bắt đầu cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, một cuộc sống phục sinh, một cuộc sống hoàn toàn biến đổi. 

Vì cuộc sống phục sinh hoàn toàn được biến đổi và không giống cuộc sống trên trần gian này, do đó, mọi tương quan giữa con người với nhau cũng sẽ được biến đổi và tan hòa trong tương quan tình yêu của Thiên Chúa, cũng như mang sắc thái và chiều kích của tình yêu ấy. Vì thế, mọi cách diễn tả và biểu lộ trong các mối liên hệ nơi cuộc sống trần gian khi đó không còn nghĩa nữa.

Hơn hết, để khẳng định cho sự tồn tại của sự sống đời sau, chúng ta còn có một bằng chứng xác thực khác, đó là sự phục sinh của chính Đức Giêsu. Đấy là câu trả lời duy nhất cho mọi thắc mắc của con người về sự chết, sự sống lại và sự sống đời đời.

Lạy Chúa, chúng con tin rằng, sự sống, thân xác và tất cả những gì chúng con có đều là những tặng phẩm quý giá mà Chúa đã thương ban. Xin giúp chúng con luôn biết giữ gìn và trân trọng cách xứng hợp những ơn ban đó nơi thân xác chúng con. Xin Chúa cũng giúp chúng con luôn kiên vững trong niềm tin vào sự sống lại, trong hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay3,425
  • Tháng hiện tại53,239
  • Tổng lượt truy cập14,871,864
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây