THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên C

Thứ hai - 25/11/2019 17:00
Tin mừng Lc 21: 5-11 Đoạn Tin Mừng mà chúng ta suy niệm hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của đền thánh Giêrusalem - niềm kiêu hãnh về tôn giáo, chính trị, xã hội của người Do Thái lúc bấy giờ.
Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên C

SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ BA TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN C

 


Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 21: 5-11)

Nhân có mấy người nói về đền thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo:6 “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”.7 Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”

8 Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ.9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”.10 Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện”.


Suy niệm

Đoạn Tin Mừng mà chúng ta suy niệm hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của đền thánh Giêrusalem - niềm kiêu hãnh về tôn giáo, chính trị, xã hội của người Do Thái lúc bấy giờ. Cũng nên nhắc lại rằng, đây là đền thờ được vua Hêrôđê Cả trùng tu vào năm 19 trước Chúa giáng sinh, nên đến thời Chúa Giêsu vẫn còn nguy nga tráng lệ.

Lời tiên báo của Chúa Giêsu về viễn cảnh hoang tàn “không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” đối với đền thờ Giêrusalem có thể là điều khó chấp nhận, thậm chí bị xem là phạm thượng. Nhưng đó chính là sự thật. Những gì diễn ra trong lịch sử Israel đã minh chứng rằng, vì họ đã khước từ, không chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai nên kết cục bi thảm đã xảy ra cho ngôi đền thờ vật chất và cho cả dân tộc của họ khi quân Rôma tàn phá và ly tán họ vào năm khoảng 70.

Cùng với Hội Thánh, chúng ta đang sống trong tháng 11 - tháng kính nhớ và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh hồn. Tâm tình đó cũng nhắc nhớ chúng ta về sự sống vĩnh cửu đời sau. Tất cả những gì thuộc về thế gian này, dù là vĩ đại, hoa mỹ đến mấy nhưng nếu không được xây dựng trên nền tảng Lời Chúa, không để Chúa hướng dẫn và soi sáng thì cũng là phù vân và vô nghĩa. Chúng sẽ không có giá trị gì trong việc mưu ích cho phần rỗi của chúng ta, thậm chí còn dẫn đến cảnh diệt vọng, điêu tàn.

Lạy Thiên Chúa là Cha từ nhân, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô. Xin cho chúng con luôn biết lắng nghe và trung thành bước theo Người, để không có gì thuộc về thế gian này có thể cản bước hay làm xao nhãng chúng con trên đường tiến về thành thánh Giêrusalem trên trời. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,857
  • Tháng hiện tại53,671
  • Tổng lượt truy cập14,872,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây