THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Cuối Tuần Bát Nhật Giáng Sinh A

Thứ ba - 31/12/2019 17:00
Tin mừng Lc 2: 16-21 Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Thiên Chúa. Nhờ tước vị đó, Mẹ trở thành nữ tử của Ngôi Cha, là thân mẫu Ngôi Hai, là bạn thân thiết của Ngôi Ba.
Thứ Tư Cuối Tuần Bát Nhật Giáng Sinh A
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ TƯ CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH A


LỄ  MẸ THIÊN CHÚA

 
 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 2: 16-21) 
 

116 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.21 Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.


Suy niệm

Chúng ta biết, con người là một con vật có lý trí. Nói khác đi, con người là kép thể gồm xác và hồn. Phần xác con người được cha mẹ sinh ra, còn linh hồn thì do Thiên Chúa phú bẩm cho. Một người mẹ trần gian tuy chỉ có công với thân xác đứa con, nhưng lại là mẹ của cả con người “linh ư vạn vật” đó.

Cũng vậy, Mẹ Ma-ri-a đã cộng tác với Chúa Thánh Linh, đã cưu mang Đức Giê-su - một Đức Giê-su vừa là người có thể xác như chúng ta, vừa là Thiên Chúa vô cùng toàn năng như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Như thế, tuy Mẹ chỉ cưu mang và sinh con về mặt thể xác, nhưng Mẹ là mẹ thật của Ngôi Hai, vì bản tính nhân loại kết hợp với thiên tính Ngôi Lời làm một.

Xét về phương diện nhân tính, Chúa Giê-su cũng có bao nhiêu nhu cầu của con người như đói khát, cô đơn, mệt mỏi. Chúa cũng có những tình cảm của con người: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin hãy cất chén đắng..”. (Mt 25, 39), “Lạy Cha, sao Cha bỏ con?” (Mt 27, 49); và Chúa cũng đã nhận lãnh cái chết như bất cứ con người nào khác. Điều đó minh chứng rằng, Chúa Giê-su chính là một con người thật sự. Nhưng đồng thời, Chúa Giê-su cũng là một vị Thiên Chúa thật. Chúa Giê-su là Thiên Chúa được biểu lộ qua những việc Chúa làm như phép lạ, quyền tha tội, lập luật, v.v. cho nên Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Chúa Giê-su, là Mẹ của một vị Thiên Chúa làm người, là Mẹ của Thiên Chúa. Ấy là một tín điều, một chân lý. Chính chân lý này đã được gói ghém trong lời chào mừng của bà I-sa-ve: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi” (Lc 1, 43).

Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Thiên Chúa. Nhờ tước vị đó, Mẹ trở thành nữ tử của Ngôi Cha, là thân mẫu Ngôi Hai, là bạn thân thiết của Ngôi Ba. Một E-và và một A-dong đã cùng nhau đưa nhân loại vào còng tội lỗi, thì Mẹ Ma-ri-a là một E-và mới cộng tác với Chúa Giê-su là Đầu và là Thủ Lãnh để đem ơn cứu rỗi cho nhân loại. Cho nên vai trò làm Mẹ đó thật cao quý và cao sang lắm. Cao sang vì chính hoa quả của lòng mẹ cao sang tuyệt vời. Cao sang vì người con của Mẹ là Đấng tạo hóa mà mọi loài phải kính tôn và thờ lạy. Cao sang vì người con của Mẹ là nguồn mọi chân-thiện-mỹ. Cao sang vì mọi quyền thi hành trên trời dưới đất đều nằm gọn trong tay người con của Mẹ.

Thấu cảm được những ơn ban cao trọng mà Thiên Chúa ban cho Mẹ, thánh Bô-na-ven-tu-ra đã phải thốt lên: “Chức làm Mẹ Thiên Chúa là ân huệ to lớn phi thường nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho một loài thụ tạo”. Ơn ấy, Ngài đã ban cho Mẹ Ma-ri-a. Ơn ấy, Mẹ Ma-ri-a luôn ghi nhớ và hằng suy niệm trong lòng để chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa.

Như những mục tử năm xưa, chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Chúa về những điều kỳ diệu mà Chúa đã thực hiện cho nhân loại; cách riêng cho chính Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Bởi lẽ, Mẹ chính là mẹ của Ngôi Hai, mẹ của Giáo Hội, và cũng là mẹ của mỗi người chúng ta.

Lạy Chúa, nhờ lời bầu cử của Mẹ Ma-ri-a, xin cho chúng con luôn biết sống tâm tình “xin vâng” trước thánh ý của Chúa; và xin cho chúng con cũng biết dùng cả cuộc đời của mình để chúc tụng và tạ ơn Chúa. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay4,342
  • Tháng hiện tại192,878
  • Tổng lượt truy cập15,479,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây