THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Bảy Tuần XV Thường Niên C

Thứ sáu - 19/07/2019 23:33
Tin Mừng Mt 12: 14-21: Đoạn Tin Mừng trên diễn tả cho ta thấy những người Pharisêu cảm thấy bực tức, ghen ghét trước sự giảng dạy và hành động của Chúa Giêsu, nên họ có ý định làm hại Chúa Giêsu.
Thứ Bảy Tuần XV Thường Niên C
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN XV THƯỜNG NIÊN C

NGÀY 20/07/2019


 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu ( Mt 12: 14-21)

14 Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giê-su.15 Biết vậy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết.16 Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai.17 Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói:18 "Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.19 Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường.20 Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng,21 và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người”. 

SUY NIỆM

      

Nói đến ghen tương, người ta cho rằng ghen là một trạng thái cảm xúc tâm lý của con người phản ánh những suy nghĩ mang tính tiêu cực được biểu hiện bằng cảm giác bất an, sợ hãi, bực tức, ích kỷ, cảm thấy mình thua kém và lo lắng về một sự mất mát. Hay nói cách khác, ghen thể hiện sự không bằng lòng về một đối tượng hoặc những kết quả, thành tích, hoạt động hoặc sự hạnh phúc, thành công của người khác thể hiện qua thái độ không vui, khó chịu, tức tối, bực bội, hậm hực, bất mãn.

Đoạn Tin Mừng trên diễn tả cho ta thấy những người Pharisêu cảm thấy bực tức, ghen ghét trước sự giảng dạy và hành động của Chúa Giêsu, nên họ có ý định làm hại Chúa Giêsu. Bởi Chúa Giêsu đã rao giảng không những bằng lời nói chân lý mà còn trong chính hành động cụ thể của Người. Chính lời rao giảng này đã đụng chạm đến lợi ích của họ và làm sáng tỏ lối sống ích kỷ, khắt khe của luật lệ mà quên đi chiều sâu tình yêu nơi Thiên Chúa.

Tuy nhiên với lòng dạ của họ như vậy, Chúa Giêsu vẫn luôn kiên nhẫn, “Ngài không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Ngài lên tiếng giữa phố phường. Ngài không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Ngài”.

Chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta học được bài học kinh nghiệm mà chính Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta qua thái độ sai lầm của người Pharisêu. Chúng ta cần gạt bỏ những lối sống ích kỷ, nhỏ nhoi để hướng đến một cách sống yêu thương đích thực. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết lấy chính cuộc sống của mình để làm lời rao giảng về Chúa. Và xin cho chúng ta cũng biết giới thiệu lòng thương xót của Chúa cho những người anh em xung quanh chúng ta.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay7,329
  • Tháng hiện tại69,041
  • Tổng lượt truy cập15,355,931
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây