THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Thứ Sáu Tuần Thánh B

Thứ năm - 01/04/2021 20:30
Tin mừng Ga 18: 28-40: Quả thật, bi thương khi chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, đón nhận sự thật về một vị Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến cùng, chúng ta tự hỏi: làm sao ơn cứu rỗi cho nhân loại lại diễn tiến theo cách này?
Suy Niệm Thứ Sáu Tuần Thánh B

SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN THÁNH NĂM B

NGÀY 02 THÁNG 04 NĂM 2021


 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 18: 28-40)

28 Người Do-thái điệu Đức Ki-tô từ nhà ông Cai-pha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được.29 Vì thế, tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: "Các người tố cáo ông này về tội gì?”30 Họ đáp: "Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan”.31 Ông Phi-la-tô bảo họ: "Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người”. Người Do-thái đáp: "Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả”.32 Thế là ứng nghiệm lời Đức Ki-tô đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.33 Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Ki-tô và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do-thái không?”34 Đức Ki-tô đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”35 Ông Phi-la-tô trả lời: "Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?”36 Đức Ki-tô trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này”.37 Ông Phi-la-tô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?”. Đức Ki-tô đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.38 Ông Phi-la-tô nói với Người: "Sự thật là gì?”39 Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Do-thái cho các người không?”40 Họ lại la lên rằng: "Đừng tha nó, nhưng xin tha Ba-ra-ba!”. Mà Ba-ra-ba là một tên cướp.


SUY NIỆM

Theo ngôn ngữ Anh, người ta gọi ngày hôm nay là ngày “thứ Sáu tốt lành” (Good Friday). Ở đây, chúng ta không tìm hiểu nguồn gốc của từ này, nhưng chiều nay, từ cái bi thảm trong cuộc tử nạn của Chúa, chúng ta phải nhìn nhận rằng: cái chết của Chúa Giêsu đem lại lợi ích cho nhân loại và tốt cho chúng ta. 

Quả thật, bi thương khi chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, đón nhận sự thật về một vị Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến cùng, chúng ta tự hỏi: làm sao ơn cứu rỗi cho nhân loại lại diễn tiến theo cách này? Tội lỗi của cả nhân loại, của những ai đã sống và đang sống đều được trả bằng cái giá nơi án tử của Chúa Giêsu hay sao? Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng chết một cách âm thầm, đơn giản quá, như một tên tử tù giống bao tên tử tù đã chết trên đỉnh Golgotha bởi nhà cầm quyền Do Thái: không có quá nhiều khóc than và kèn trống.

Tuy nhiên, bên trong điều không ngờ, không tưởng nơi con mắt người đời thì Thiên Chúa đã dùng để mở ra cho nhân loại một trang sử mới của ơn cứu độ cho tới ngày nay và mãi đến sau này. Cho dẫu ngày hôm qua chúng ta là ai, chúng ta như thế nào thì ngay hôm nay, chúng ta lại được Chúa cứu và tha thứ hết mọi tội khiên. 

Trong dịp ban phép lành Phục sinh năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Chúng ta có một cái neo: trong thập giá của Chúa chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: trong thập giá của Chúa chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: trong thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ấp ủ vì không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình thương cứu độ của Chúa”. Điều còn lại là chúng ta có chấp nhận để được Chúa cứu hay không? Chúng ta có để cho ơn Chúa được “tự do” thể hiện trong cuộc sống của chúng ta hay chỉ biết chôn vùi cuộc đời mình trong vô vọng của một con chiên lạc lối?

Lạy Chúa, chúng con tôn thờ thánh giá Chúa, chúng con xin tín thác vào tình yêu của Chúa. Nếu không có Chúa, không có chi vững bền, không có gì là hy vọng. Xin cho chúng con quyết tâm đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa trong những hy sinh từ bỏ mỗi ngày. Amen. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay8,585
  • Tháng hiện tại38,801
  • Tổng lượt truy cập15,602,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây