THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật XIII Thường Niên C

Thứ bảy - 29/06/2019 18:00
Tin Mừng Lc 9: 51-62 Là người môn đệ Chúa, chúng ta cũng được mời gọi bước đi trên con đường Giêrusalem, con đường của yêu thương và phục vụ lẫn nhau hầu đem lại hạnh phúc cho nhau trong Chúa.
Chúa Nhật XIII Thường Niên C

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN C

CỬ HÀNH TRỌNG THỂ LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU



 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (9: 51-62)

Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?" Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: "Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến, không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta". Và các Ngài đi tới một làng khác. Ðang khi đi đường có kẻ thưa Người rằng: "Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy". Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". Người bảo một kẻ khác rằng: "Hãy theo Ta". Người ấy thưa: "Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã". Nhưng Người đáp: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa". Một người khác thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã". Nhưng Chúa Giêsu đáp: "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa". 

Suy niệm

"Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem. Dù Thầy đi đâu, tôi cũng sẽ theo Thầy". Thánh Luca thuật lại sự cương quyết lên Giêrusalem là để biểu lộ cho chúng ta thấy Chúa muốn hoàn tất sứ vụ yêu thương và cứu chuộc chúng ta. Vì thế, đường lên Giêrusalem của Chúa chính là đường thánh giá, đường hy sinh, đường từ bỏ và đường phục vụ.

Giêrusalem, con đường thập giá. Theo các Tin Mừng Nhất Lãm, có đến ba lần Chúa Giêsu đã công bố cho các môn đến biết “Người phải lên Giêrusalem…” (Mt 16, 21). Đối với Chúa Giêsu, mục đích tối hậu của hành trình lên Giêrusalem là "thánh giá", nghĩa là trao ban chính bản thân mình cho nhân loại, "yêu mến cho đến tận cùng" (Ga 13, 1). Nói khác đi, lên Giêrusalem, Chúa chấp nhận chịu chết để đem ơn cứu độ đến cho mọi người. 

Giêrusalem, con đường của hy sinh. Chúa Giêsu một khi chấp nhận ý Chúa Cha đến trần gian là để cứu độ con người. Con đường Chúa chọn là con đường của sự hy sinh liên nỉ: “con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu” (Mt 18, 20). Chúa chấp nhận một cuộc sống đơn hèn như thế cũng chỉ vì chúng ta, để cho chúng ta “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Giêrusalem, con đường của từ bỏ. Là người môn đệ muốn bước theo Chúa Giêsu trên đường lên Giêrusalem, Chúa mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Bỏ mình và vác thập giá mình là chúng ta phải biết bỏ đi những thú vui bất chính và sống chu toàn bổn phận hằng ngày trong bậc sống của mình. Có như vậy chúng ta mới cùng Chúa đi lên Giêrusalem.

Giêrusalem, con đường của phục vụ. Chúa Giêsu đã không ngừng sống phục vụ con người: "Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 22, 28). Hay nơi khác Chúa đã nói: “Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ" (Lc 22, 27). Phục vụ được xem như một bản chất mới của Chúa. Chúa đã sẵn lòng quỳ xuống để rửa chân cho các môn đệ. Chúa đã không ngần ngại để chìa tay ra như mục tử nhân lành ôm ấp và chữa lành những con người bệnh phong cùi. Và Chúa cũng không ngần ngại để cất bước đến với biết bao con người khốn khổ khác đang cần Chúa. Là người môn đệ Chúa, chúng ta cũng được mời gọi bước đi trên con đường Giêrusalem, con đường của yêu thương và phục vụ lẫn nhau hầu đem lại hạnh phúc cho nhau trong Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Chúa trên mọi nẻo đường mà Chúa đã đi, hầu đem lại hạnh phúc cho con và cho mọi người. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay32,776
  • Tháng hiện tại303,395
  • Tổng lượt truy cập13,587,769
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây