THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy niệm Chúa Nhật II Phục Sinh C

Thứ bảy - 27/04/2019 19:00
Tin Mừng Ga 20:19-31: Toma cho dẫu dõng dạc tuyên bố: “Nếu tôi chưa xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh của Chúa, nếu tôi chưa thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, tôi không tin”
Suy niệm Chúa Nhật II Phục Sinh C

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH C

NGÀY 28-04-2019




 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 20:19-31)

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!" Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.

SUY NIỆM

Cả hai lần Chúa hiện ra được thánh Gioan ghi nhận có cùng một cách thế. Lần thứ nhất, ngay khi hiện ra “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người”. Có gì trên tay và trên cạnh sườn mà Chúa cho xem? Nơi ấy, dấu thập giá không bị phai nhòa. Trên đôi cánh tay, trên cạnh sườn còn nguyên dấu tích của những cây đinh, của lưỡi đồng đâm thâu qua. Chỉ sau khi xem tay và cạnh sườn bị thương tích, các môn đệ mới hết nghi ngờ, mới cảm thấy “vui mừng vì xem thấy Chúa”. Như vậy dấu của thập giá là bảo đảm cho đức tin của các môn đệ.

Toma cho dẫu dõng dạc tuyên bố: “Nếu tôi chưa xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh của Chúa, nếu tôi chưa thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, tôi không tin”, nhưng khi đối diện với  dấu thập giá còn in sâu trên thân thể của Đấng Phục Sinh, thánh Tôma đã phải cúi đầu tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.  Một lần nữa, thánh Gioan lại cho thấy lòng thương xót của Chúa không bao giờ cạn kiệt, lòng thương xót được biểu tỏ qua những thương tích in đậm trên thân thể Chúa, cho dẫu thân thể đó đã được thần hoá, không bao giờ bị hư hoại. 

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta như luôn đối diện với nhiều vết thương được hình thành từ những đau thương của cuộc đời, chẳng hạn: gia đình đang sum họp, bỗng dưng người vợ hay người chồng phản bội, rẽ sang hướng khác; gia đình đang sung túc, bỗng dưng người thân ra đi vĩnh viễn, mà người thân đó có khi là cột trụ của đời sống, của kinh tế gia đình. Mất mát thật to, nỗi buồn càng lớn, hoặc là hy vọng đang ngời sáng phía trước, bỗng dưng bóng tối phủ vây cuộc đời bởi những thất bại trong công việc làm ăn, trong tình yêu, trong dự tính đời mình, v.v. Những lúc bi đát đến cùng cực ấy, chúng ta hãy nhìn lên những thương tích trên thân thể Chúa, hãy để cho những vết thương đau của mình hoà lẫn vào vết đau thương của Chúa, từ đó, chúng ta sẽ nhận được niềm an ủi, vì Chúa luôn ban cho chúng ta lòng thương xót của Chúa. Người sẽ hàn gắn những thương tích của ta, để mỗi người chỉ còn thấy vết thương trên thân thể của Chúa mà thôi.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, xin cho chúng con luôn tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay6,006
  • Tháng hiện tại194,542
  • Tổng lượt truy cập15,481,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây