THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Sáu Tuần I Mùa Vọng C

Thứ năm - 06/12/2018 17:52
Tin mừng Mt 9:27-31 "Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương". Chúa Giêsu cho thấy Người có một trái tim tinh tế, nhạy cảm, luôn mở rộng và dạt dào cảm xúc trước con người và cuộc sống con người trong từng sự kiện, biến cố, dù lớn hay nhỏ.
Thứ Sáu Tuần I Mùa Vọng C
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mat-thêu (Mt 9: 27-31)
27 Đang khi Đức Giê-su ra khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: "Lạy Con Vua Đa-vít, xin thương xót chúng tôi!"28 Khi Đức Giê-su về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin".29Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: "Các anh tin thế nào thì được như vậy".30 Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: "Coi chừng, đừng cho ai biết!"31Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp cả vùng.  

Suy niệm

"Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương". Chúa Giêsu cho thấy Người có một trái tim tinh tế, nhạy cảm, luôn mở rộng và dạt dào cảm xúc trước con người và cuộc sống con người trong từng sự kiện, biến cố, dù lớn hay nhỏ. 

Tin Mừng nhiều lần cho thấy Chúa chạnh lòng thương trước những hoàn cảnh của con người. Chúa thương bà góa thành Naim khóc đứa con trai duy nhất đã chết (x. Lc 7,11-17). Chúa chạnh lòng thương khi thấy đám đông đói khát (x. Mt 14,14-15,32). Chúa thương hai người mù thành Giêrikhô (x. Mt 20,34); Chúa thương đám đông không người chăn dắt (x. Mt 9,36); Chúa thương người phong hủi (x. Mc 1,41), v.v.

Hôm nay thánh Matthêô lại cho thấy lòng Chúa xót thương trước cảnh đám đông lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt. 

Chúa không vô tâm với những gì đang diễn ra xung quanh. Vì thế, Chúa cảm nhận thật sâu nỗi đau, tiếng nức nở của những trái tim héo hắt. Chúa rung cảm trước biết bao nhiêu nỗi đau thương, sự thống khổ, sự sợ hãi của con người.

Học theo gương Chúa Giêsu, Đức Thánh cha Phanxicô đã trở thành vị Giáo hoàng "chạnh lòng thương". Cho đến bây giờ, sứ vụ và đường lối hoạt động của Đức Thánh cha, cho thấy ngài từng có những kinh nghiệm được Chúa thương xót. Ngài luôn thúc đẩy Hội Thánh phải "đi ra" với mọi tần lớp nhân loại. Đức Thánh cha luôn cổ vũ tinh thần tín thác vào Chúa. Ngài bênh vực những nạn nhân của áp bức, bóc lột. Ngài luôn kêu gọi các quốc gia giàu, các người giàu hãy sống tương trợ và giúp đỡ các quốc gia nghèo, các người nghèo.

Chúng ta cũng hãy nuôi dưỡng trong đời mình tâm hồn thương cảm và trắc ẩn. Nhờ đó, ta sẽ thôi ích kỷ, hết thờ ơ, không tỵ hiềm, không ganh ghét, không loại trừ. Ta cần nhìn người khác hơn là chỉ ích kỷ nhìn mình. Mỗi người hãy tập làm điều thiện và xa tránh thói quen chỉ biết lo cho bản thân. 

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mở rộng trái tim để nhìn thấy nhu cầu của anh chị em mà chạnh lòng thuơng như Chúa. Xin đừng để chúng con chỉ biết thụ hưởng ích kỷ, nhưng luôn biết chạnh lòng thương. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay26,306
  • Tháng hiện tại335,438
  • Tổng lượt truy cập13,619,812
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây