THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật III Mùa Vọng C

Thứ bảy - 15/12/2018 05:06
Tin mừng Lc 3: 10-18 : Trong tâm tình Mùa Vọng, mùa dọn mình để đón chào Chúa đến, “không có gì quan trọng hơn là việc lựa chọn điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất, đó là lòng thương xót, tình yêu của Ngài, sự hiền dịu của Ngài, vòng tay ôm của Ngài, các vuốt ve của Ngài!”
Chúa Nhật III Mùa Vọng C
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (3:10-18)

10 Đám đông hỏi ông rằng: "Chúng tôi phải làm gì đây? "11 Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy."12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? "13 Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh."14 Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? " Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình." 15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.

Suy niệm

      Trả lời cho đám đông dân chúng về khắc khoải của họ: “chúng tôi phải làm gì?” để chuẩn bị đón Đấng Mesia - Đấng mà họ đang ngong ngóng chờ đợi - Gioan đã nói đến điều mà hôm nay Đức Thánh cha Phanxicô đang kêu gọi các tín hữu hãy thể hiện lòng thương xót qua việc thứ tha và kiến tạo hòa bình, sống bao dung và chống lại bạo lực gây thù oán.

      Thật vậy, Đấng Mesia mà dân Do Thái đang mong chờ, sẽ đến không như một vị vua quyền uy với binh lực thế trần, với kẻ hạ người hầu, với dáng vẻ sang trọng của người lắm bạc nhiều vàng, nhưng Người đến trong sự khiêm nhu của một người tôi tớ, đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, đến để giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Người đến như vị vua của an bình, điều mà tiên tri Sôphônia đã loan báo: “Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng” (Sop 3,17).

        Vì thế, việc chuẩn bị đón tiếp Người không gì hơn ngoài việc thực thi đức ái: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy" (Lc 3,11). Vâng, đức ái là con đường mà Chúa Cứu Thế bước đến với nhân loại. Bởi chính vì thương xót con người đang ngập tràn đau khổ do tội gây ra mà Người sẵn sàng bước đến trần gian, nhằm đưa con người thoát khỏi chốn u mê, dẫn đưa họ vào nguồn sáng. Việc hạ cố đến trần gian của vị Thiên Chúa chỉ có thể xảy ra do lòng yêu thương vô bờ bến của Ngài, nên Ngài cũng muốn được con người đón tiếp không bằng trống phách, cờ quạt linh đình, nhưng bằng tấm lòng tràn ngập yêu thương đối với tha nhân, nhất là với người cùng khốn. 

        Đức Phanxicô đã nói: “Cái gì ‘đẹp lòng Thiên Chúa nhất?’. Đó là tha thứ cho các con cái Ngài, thương xót chúng, để tới lượt chúng, chúng cũng tha thứ cho các anh em khác, bằng cách chiếu toả rạng ngời như các ánh đuốc của lòng thương xót trên thế giới này”. Vì thế, trong tâm tình Mùa Vọng, mùa dọn mình để đón chào Chúa đến, “không có gì quan trọng hơn là việc lựa chọn điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất, đó là lòng thương xót, tình yêu của Ngài, sự hiền dịu của Ngài, vòng tay ôm của Ngài, các vuốt ve của Ngài!” (Đức Phanxicô). Vâng, không có gì làm vui lòng Chúa hơn khi chúng ta biết công bố lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc chúng ta hành động để “thực sự góp phần vào việc xây dựng một thế giới mới nhân bản hơn”, và nhất là biết sống độ lượng bao dung, biết tha thứ trong mọi môi trường sinh sống, nhất là trong gia đình, vợ chồng biết tha thứ và cảm thông cho nhau. Hơn bao giờ hết, chúng ta hãy là những gương mặt của lòng thương Chúa được tỏ lộ cho mọi người.  

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay5,325
  • Tháng hiện tại207,694
  • Tổng lượt truy cập15,494,584
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây