THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên

Thứ sáu - 04/08/2017 04:57
Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy làm vợ".
Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 14: 1-12)

Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy làm vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy múa trước mặt mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Được mẹ nó dặn trước, nên nó nói: "Xin vua đặt đầu Gioan Tẩy Giả trên dĩa này cho tôi". Vua lo buồn, nhưng vì đã trót thề rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền làm như vậy. Ông sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục và để đầu Gioan trên dĩa đem trao cho cô gái, và nó đem đến cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi đi báo tin cho Chúa Giêsu.

Suy niệm

Thánh Gioan Tẩy Giả là vị ngôn sứ vĩ đại của Thiên Chúa. Ngài dọn đường cho Chúa Kitô bằng cách kêu gọi con người ăn năn tội để đón chờ Chúa Kitô ngự đến. Ngài đã dùng chính cái chết của mình để đấu tranh cho công lý. Nhưng ngài cũng là nạn nhân của những tính toán và những tham vọng quyền lực bất chính lúc bấy giờ.

Vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, cướp vợ của anh mình là Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy thánh Gioan lên tiếng tố cáo sự cấu kết bất chính giữa Hêrôđê với Hêrôđiađê. Vì lên tiếng bênh vực công lý, thánh Gioan đã bị vua Hêrôđê bắt giam. 

Không biết vua có ý định xét xử thế nào đối với thánh Gioan, chỉ biết trong một lần vua tổ chức tiệc mừng sinh nhật của mình, thánh Gioan đã bị thảm sát. Nhà vua đã cấu kết với Hêrôđiađê, kẻ đang cùng với nhà vua sống loạn luân, ra lệnh chém đầu thánh Gioan. Vì thế, bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê đã biến thành bữa tiệc của sự thảm sát người công chính.

Trước mặt người đời, thánh Gioan xem ra là kẻ thất bại. Sứ mạng của ngài không hoàn thành. Ngài bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại. Thế nhưng Chúa Giêsu đã nói về ngài: “Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả” (Lc 7,28). Như vậy điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống. Thái độ sống của thánh Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.

Nhưng chúng ta đừng tưởng, trong thời đại chúng ta đã hết cảnh những con người bị hàm oan, bị chà đạp quyền sống, bị bức tử, bị thảm sát. Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại là biết bao nhiêu anh chị em đang dấn thân đi tìm công lý và hòa bình. Họ bị bức bách và đàn áp, bị bỏ tù và giết hại chỉ vì họ đã dấn thân đi tìm và mang lại một cuộc sống xứng với nhân phẩm cho nhiều người, nhất là những người thấp cổ, bé miệng, nghèo hèn, bị bỏ rơi. Họ dấn thân vì nhân quyền. Họ đấu tranh cho tự do, cho lẽ công bằng. Họ lên tiếng đòi phải trả lại quyền làm người, quyền tự do tôn giáo, quyền tư hữu, quyền được thông tin sự thật, quyền được pháp luật bảo vệ, v.v. cho mọi người, mọi tầng lớp xã hội. 

Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại còn là những người dân chân chất quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm từng hạt cơm, manh áo trên mảnh đất của cha ông mình, hay của chính mình sau bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới có được. Nó là phương tiện duy nhất để cả gia đình có thể sống. Bỗng dưng một ngày, họ mất tất cả, bị cướp trắng ngay trê tay mình, sau khi họ nhận được lệnh cưỡng chế tàn bạo. 

Những Gioan Tẩy Giả thời hiện đại còn là những nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, bóc lột, v.v. đang diễn ra khắp nơi trên đất nước này, trên thế giới này. Với tư cách ngôn sứ, từng người Công giáo chúng ta có thể làm chứng cho chân lý, cho công lý, cho tình yêu, trước hết bằng sự cầu nguyện. Xin cho mọi người, mọi nhà đều được tôn trọng quyền sống, quyền là người. Ngoài ra, chúng ta lên tiến bênh vực những nạn nhân của bào lực, của bất công, v.v.

 Lạy Chúa, xin cho thế giới ngày càng bớt đi sự đối đầu. Xin cho mọi người lành được bảo vệ. Xin cho khắp nơi không còn cảnh người vô tội bị xử án bất công, độc ác bởi những kẻ có quyền. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay4,973
  • Tháng hiện tại193,509
  • Tổng lượt truy cập15,480,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây