Giáo xứ Sông Hinh - Nhà Cha Ta Là Nhà Cầu Nguyện (Mt 21,13)https://giaoxusonghinh.org/uploads/gxsonghinh.jpg
Thứ bảy - 24/06/2017 07:18
Tin mừng Mt 10: 26-33 "Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà."Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần."Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời".
SUY NIỆM
Ngày 13-5-2017 hơn một triệu người đổ xô về Fatima, Đồ Đào Nha để hành hương nhân kỷ niệm 100 năm dức Mẹ Hiện ra lần đầu tại nơi đó, cũng nhân dịp nầy Đức Thánh cha Phanxicô phong thánh cho hai em Francisco Marto và Jacinta Marto. Trong dịp này người ta nói nhiều về các sứ điệp Đức Mẹ đã tỏ ra cho ba trẻ, đặc biệt là người ta nhấn mạnh đến việc lần chuỗi môi khôi. Thế nhưng, có một điểm quan trọng mà Đức Mẹ chỉ cho ba trẻ xem thấy vào ngày 13-7-1917, đó là hoả ngục thì người ta thường tránh né. Quả thật, ngày nay người ta thường tránh né không muốn nói tới hảo ngục, và là một chủ đề thường bị bỏ quên trong các tác phẩm thần học và các bài giảng thuyết của các vị chủ chăn, như lời thú nhận của Lm. Alexander Lucie-Smith: “Có lẽ các nhà giảng thuyết và nhà thần học đương đại (trong đó có tôi) né tránh đề cập đến hỏa ngục, vì sợ mích lòng cử tọa của mình. Vâng, trong chừng mực nào đó chúng tôi thất bại, chúng tôi sợ bị người ta chụp mũ là đang reo rắc các bài diễn văn thù hận, các “hate speech” theo ngôn ngữ đương đại” (trích từ bài: 100 năm sau, sứ điệp Fatima còn quan trọng hơn bao giờ, Đặng Tự Do, nguồnhttp://vietcatholic.com/News/Html/222590.htm).
Quả thật, tâm lý của người thời đại hôm nay, trong đó không ít các nhà thần học công gáo, các chủ chăn Giáo hội có khuynh hướng sợ những người giết được thân xác,và thường đi tìm sự yên thân, sống thoải mái, tránh đụng chạm nên cũng tránh né nói về sự công thẳng của Thiên Chúa, và cũng từ nỗi sợ hãi đó, nhiều Kitô hữu đã không đủ can đảm làm chứng đức tin.
Thật vậy, trong một xã hội đang bị tục hoá và đề cao hường thụ, người Kitô hữu cũng đang dần tầm thường hoá đức tin, để rồi họ sẵn sàng thoả hiệp với sự dữ để đạt được những lợi lộc trần thế. Sự tầm thường hoá đức tin không còn coi Thiên Chúa là tối thuợng, nhưng lấy chính mình làm chuẩn mực, được Richard Fitzgibbons, Giám Đốc Viện hàn gắn Hôn Nhân ở Philadelphia, gọi đó là hội chứng yêu mình thái quá (narcissism). Đây là cơn bệnh mà người đương đại hôm nay thuờng mắc phải, họ vinh quang hoá chính mình, đề cao mình hơn là việc ờ phương Thiên Chúa, họ yêu mình đến độ quên và chối luôn cả Thiên Chúa, họ để cho linh hồn ra hiu quạnh vì thiếu ân sủng Thiên Chúa và tương đối hoá mọi giá trị luân lý để rồi họ không còn ý thức về tội, và không còn biết kính sợ Thiên Chúa và sợ tội.
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thông điệp “Niềm Vui của Tin Mừng” cũng đã chỉ cho thấy: “Tiến trình tục hoá có khuynh hướng giản lược đức tin và Hội Thánh vào lãnh vực cá nhân và riêng tư. Hơn nữa, bằng việc phủ nhận cái siêu việt, nó làm cho đạo đức ngày càng xuống cấp, ý thức của cá nhân và tập thể về tội lỗi suy yếu dần, và chủ nghĩa tương đối ngày càng gia tăng… Chúng ta đang sống trong một xã hội lệ thuộc thông tin không ngừng dội xuống chúng ta đủ loại dữ liệu—tất cả đều được coi là quan trọng như nhau—và dẫn tới tình trạng hời hợt trong lãnh vực nhận thức đạo đức. (Số 64).
Lời Chúa hôm nay một lần nữa nhắc nhở chúng ta, những kitô hữu, đừng sợ và hãy mạnh dạn làm chứng cho Tin Mừng trước mặt người đời. Đó cũng là lời mời gọi chúng ta trước tiên hãy làm chứng cho Tin Mừng bằng một thái độ cương quyết không thoả hiệp với tội lỗi, mạnh dạn nói không với những gì ngược lại với Giáo huấn của Tin Mừng, và xác tin cách minh bạch về đức tin của mình vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng trung gian cứu độ duy nhất, ngoài Đức Kitô không ai có thể mang lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Lời mời gọi của Tin Mừng hôm nay có thể không làm cho nhiều Kitô hữu cảm thấy không thoải mái, và chắc chắn sẽ có nhiều tiếng phàn nàn khi mà một lối sống không còn đề cao giá trị luân lý Kitô giáo làm chuẩn mục. Vâng, vẫn còn đó những tiếng cổ vũ và kêu gọi Giáo hội hãy đưa ra những Giáo huấn liên quan đến phá thai, an tử, ngừa thai, và đồng tính sao cho thích nghi với lối sống của xã hội hôm nay, thì quả thật lời mời gọi của Tin Mừng là một thách đó cho đời sống đức tin của người công giáo hôm nay. Một lần nữa Lời Chúa lại cất lên khích lệ chúng ta: đừng sợ và hãy mạnh dạn rao giảng trên mái nhà những gì thuộc về Giáo huấn của Tin Mừng, “vì ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy’’ – Amen
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
Đang truy cập63
Máy chủ tìm kiếm1
Khách viếng thăm62
Hôm nay5,071
Tháng hiện tại207,440
Tổng lượt truy cập15,494,330
GIỜ LỄ
Lễ ngày thường Buổi chiều lúc 18h30 Lễ Chúa Nhật Chiều thứ 7 lúc 18h30 Sáng chủ nhật lúc 8h00 Những thời gian lễ khác sẽ được Cha Chánh Xứ thông báo.