THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Năm tuần XVIII Thường Niên A

Thứ tư - 05/08/2020 18:00
Tin Mừng Mt 17: 1-9: Chỉ những ai có con mắt đức tin mới chiêm ngắm được Chúa vẫn đang tỏ mình cho chúng ta mỗi ngày sống. Để rồi chúng ta cũng hãy dùng chính đời sống của mình mà tỏ cho anh chị em xung quanh biết Chúa.
Thứ Năm tuần XVIII Thường Niên A
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ NĂM, TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN A

 
LỄ CHÚA HIỂN DUNG
 


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 17: 1-9)

1 Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao.2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.3 Và bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người.4 Bấy giờ ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia”.5 Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”6 Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất.7 Bấy giờ Đức Giêsu lại gần, chạm vào các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ!”8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giêsu mà thôi.9 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông rằng: "Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”.

SUY NIỆM 

Truyền thống coi núi Tabor là nơi Chúa hiển dung hay còn gọi là biến hình. Tường thuật về sự hiển dung hàng năm, để tuyên xưng thiên tính của Ðức Kitô. Và chắc chắn một điều là Phêrô, Giacôbê và Gioan đã được nhìn thấy thiên tính của Chúa Giêsu qua việc Người biến hình. Ấn tượng ấy đủ mạnh để in sâu trong tâm hồn họ.

Trong biến cố hiển dung, Chúa Kitô cho các môn đệ thấy sự huy hoàng của Người, và trong bộ Tổng luận Thần học, thánh Tôma Aquinô đã cho biết rằng: “Người sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3, 21).

Tuy nhiên, cuộc biến hình ở Tabor tự nó không phải là tâm điểm, nhưng là tiền đề cho một sự hứa hẹn vinh quang khác quan trọng hơn nhiều sẽ xảy đến sau này. Điều đó được Chúa Giêsu lặp đi lặp lại nhiều lần: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy”.

Vâng, chỉ những ai có con mắt đức tin mới chiêm ngắm được Chúa vẫn đang tỏ mình cho chúng ta mỗi ngày sống. Để rồi chúng ta cũng hãy dùng chính đời sống của mình mà tỏ cho anh chị em xung quanh biết Chúa. 

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức khi tham dự thánh lễ là lúc chúng con được Chúa tỏ mình ra, để rồi đời sống chúng con luôn ấp ủ một niềm hy vọng ngày sau cũng được sáng láng tốt lành như Chúa vậy. Amen. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay16,314
  • Tháng hiện tại30,541
  • Tổng lượt truy cập15,594,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây