THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Bài giảng lễ khai mạc Năm Thánh Giáo phận Qui nhơn

Thứ năm - 27/07/2017 04:30
Hôm nay toàn thể Giáo phận Qui Nhơn hân hoan và long trọng cử hành thánh lễ khai mạc Năm thánh mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng được loan báo lần đầu tiên vào tháng 07 năm 1618 tại Nước Mặn thuộc Giáo phận Qui Nhơn ngày nay, do các thừa sai Dòng Tên theo lời mời của quan tuần phủ khám lý Qui Nhơn lúc bấy giờ là ông Trần Đức Hòa. 
Bài giảng lễ khai mạc Năm Thánh Giáo phận Qui nhơn

BÀI GIẢNG THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH
 

Thánh lễ khai mạc này được lồng trong khung cảnh phụng vụ của lễ kính trọng thể Chân phước Anrê Phú Yên, học trò của các thừa sai Dòng Tên, tử đạo năm 1644. Ngài là hoa trái đầu tiên của hạt giống Tin Mừng chỉ sau 26 năm hạt giống này được gieo trồng vào mảnh đất Giáo phận. Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi và là người chứng thứ nhất của Giáo Hội Việt Nam đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Chân phước vào Chúa nhật, ngày 05 tháng 03 năm 2000, là Năm thánh của Giáo Hội hoàn vũ.

Trong cuộc triều yết hôm sau ngày tuyên phong chân phước cho thầy giảng Anrê Phú Yên, ngày 06 tháng 03 năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã nói với phái đoàn Việt Nam như sau: "Trên 350 năm qua, những người công giáo Việt Nam không bao giờ quên nhân chứng Tin Mừng này, vị tử đạo tiên khởi của quê hương họ. Họ đã tìm thấy nơi Ngài đức tin kiên định và tình yêu quảng đại cho Đức Kitô và cho Giáo Hội của Người. Chớ gì ngày nay họ còn tiếp tục khám phá ra trong tấm gương của người con đất Việt sức mạnh hướng dẫn người tín hữu về ơn gọi Kitô hữu, trong việc trung thành với Giáo Hội và quê hương họ".

Theo lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trên đây, hôm nay ngày 26 tháng 07, Giáo phận Qui Nhơn cũng muốn đánh dấu ngày khai mạc Năm thánh mừng kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng tại Giáo phận bằng ngày tử đạo của Chân phước Anrê Phú Yên, chẳng những vì Ngài là vị tiền nhân anh hùng của Giáo phận, mà còn vì cuộc tử đạo của Ngài và cuộc loan báo Tin Mừng đầu tiên tại Giáo phận Qui Nhơn đều nằm trong tháng bảy.

 Sắc lệnh của Bộ Phong Thánh, ngày 27 tháng 01 năm 2000, đã viết về Ngài như sau: "Biết Chúa và yêu mến Chúa là sự cao đẹp tuyệt vời đã lôi cuốn tâm hồn chàng thanh niên Anrê, con người đã vui vẻ chấp nhận Tin Mừng và đã kiên cường chứng minh điều đó bằng đời sống thánh thiện và lòng nhiệt thành trong công cuộc tông đồ".

Chính lòng nhiệt thành tông đồ phát xuất từ sự biết Chúa và yêu mến Chúa đã đưa đến cuộc tử đạo của thầy giảng Anrê Phú Yên. Lòng nhiệt thành đầy can đảm ấy đã được bộc lộ trong câu trả lời rất thẳng thắn của Ngài trước công đường, như lời quan Nghè Bộ nói với cha Đắc Lộ: "Anh ta thật bạo gan khi trả lời với tôi rằng anh ta là Kitô hữu và tôn thờ Chúa Tể trời đất, và vì thế, anh sẵn sàng hiến mạng sống và chấp nhận mọi hình phạt người ta muốn ra cho anh".

Trên đường đến nơi hành quyết, Ngài luôn miệng khuyên bảo mọi người bằng những lời được coi như di chúc sau cùng của Ngài: "Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống". "Hỡi anh chị em, ta hãy trung tín cùng Đức Chúa Trời cho đến chết; cho đến chết, không một điều gì có thể dập tắt lòng thương mến Chúa Giêsu Kitô trong trái tim ta". "Hỡi anh chị em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời".

Khi can đảm nói lên xác tín của mình trước mặt quan quyền đến độ sẵn sàng chấp nhận cái chết, cũng như trước mặt dân chúng trên con đường tiến ra pháp trường, Anrê Phú Yên đã đặt hết tin tưởng vào lời Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay: "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì Tôi và những lời của Tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần" (Lc 9,24-26).

Cha Paolo Molinari, SJ, thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho thầy giảng Anrê Phú Yên, đã viết: "Tấm gương của thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu công giáo tại Việt Nam, giúp họ sống phù hợp và trung thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm phức tạp và khó khăn". Nhờ dòng máu tử đạo của thầy giảng Anrê Phú Yên và của các thầy giảng tiếp theo, cộng với mồ hôi nước mắt của các thừa sai và các tín hữu Việt Nam, số tín hữu Đàng Trong ngày càng thêm đông để trở thành cộng đoàn Giáo phận Tông tòa Đàng Trong vào năm 1659, đồng thời với Giáo phận Tông tòa Đàng Ngoài.

Chân phước Anrê Phú Yên được gọi là "Người chứng thứ nhất" vì Ngài là người đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam đã làm chứng cho Tin Mừng một cách công khai và chính thức trước mặt quan quyền, mở màn cho cả một truyền thống chứng nhân tử đạo ở những thế kỷ tiếp theo tại Việt Nam nói chung, và tại Giáo phận Đàng Trong, Đông Đàng Trong, rồi Qui Nhơn nói riêng. Thực vậy, chỉ ít năm sau ngày Giáo phận Đàng Trong được thành lập, vào cuối năm 1664 sang đầu năm 1665, một cuộc bách hại đã xảy ra, nhiều tín hữu đã can đảm hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin, trong số đó nổi tiếng nhất là cuộc tử đạo của bốn anh hùng đức tin Quảng Ngãi: ông Tôma Tín, ông Tôma Nghệ, ông Đa Minh và ông Bênêđictô. Một hồ sơ xin phong chân phước cho các vị tử đạo trong cuộc bách hại này đã được Đức cha Phêrô Lambert de la Motte gửi về Rôma, nhưng rất tiếc đã bị thất lạc.

Tiếp đến, tại Bình Định có ba khuôn mặt chứng nhân đức tin nổi bật là thánh Phanxicô Isidore Gagelin Kính, linh mục, tử đạo năm 1833; thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, trùm cả, tử đạo năm 1855; thánh Stêphanô Théodore Cuénot Thể, Giám mục, tử đạo năm 1861; nhiều vị tử đạo trong những năm 1860 đến 1862, trong số đó có 16 vị đã được Giáo Hội đưa vào danh sách các Tôi tớ Chúa. Đó là những đại diện tiêu biểu của cả một truyền thống anh hùng tử đạo qua các thời kỳ bao gồm mọi thành phần dân Chúa từ giáo sĩ, tu sĩ, thầy giảng và giáo dân. Nhưng đông đảo nhất là số người bị giết vì đạo trong cuộc tàn sát của phong trào Văn Thân vào năm 1885 tại 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Quảng Ngãi: 5.600 người, Bình Định: 8.940 người, Phú Yên: 5.780 người. Tổng cọng: 20.320 người.

Hòa chung với dòng máu tử đạo của các chứng nhân đức tin, còn có biết bao mồ hôi và nước mắt của các thế hệ tiền nhân qua dòng thời gian suốt 400 năm qua, từ buổi sơ khai tại cảng thị Nước Mặn một thời vang bóng cho đến hôm nay. Đó là các thừa sai Dòng Tên đã lập cư sở đầu tiên của dòng tại Nước Mặn, vừa làm khởi điểm truyền giáo, vừa làm chiếc nôi của chữ quốc ngữ trong giai đoạn thô sơ nhất. Tiếp đến là Đức cha Phêrô Lambert de La Motte, vị Đại diện Tông tòa tiên khởi của Giáo  Đàng Trong, người đã truyền chức linh mục cho người Việt tiên khởi là cha Giuse Trang, quê ở Quảng Ngãi, vào ngày 31 tháng 03 năm 1668 và đã thành lập Dòng Chị Em Mến Thánh Giá của Đàng Trong tại An Chỉ (Quảng Ngãi) vào năm 1671. Từ đó đến nay các vị Giám mục cùng với các linh mục, tu sĩ, thầy giảng và giáo dân, đã đồng lao cộng khổ để canh tác trên cánh đồng truyền giáo của Giáo phận, để làm cho hạt giống Tin Mừng tiếp tục sinh sôi nẩy nở, bất chấp mọi khó khăn thử thách.

Thánh lễ hôm nay được cử hành tại khuôn viên chủng viện cổ kính Làng Sông, nơi xuất thân của một số Giám mục, biết bao linh mục và tông đồ giáo dân, giữa hai hàng sao đại thụ 125 năm tuổi, bên cạnh Tòa Giám mục ngày xưa, như chứng tích không phai nhòa của một lịch sử truyền giáo lâu dài, để dẫn đưa mỗi người chúng ta trở về nguồn, với tâm tình tri ân cảm tạ đối với Thiên Chúa, vì biết bao ơn lành Ngài đã ban xuống cho Giáo phận Qui Nhơn chúng ta trong suốt 400 năm qua, đồng thời cũng để ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã hiến dâng mạng sống, nước mắt mồ hôi, cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất mẹ Qui Nhơn.

 Giờ đây Năm thánh được mở ra để mọi người con đất mẹ được dịp thể hiện những tâm tình ấy, đồng thời cũng để cầu xin Thiên Chúa tiếp tục ban ơn giúp đỡ để mỗi người chúng ta sống xứng đáng với bao hồng ân đã lãnh nhận và noi gương các bậc tiền nhân, tiếp tục làm cho hạt giống đức tin mà các ngài đã dày công gieo vãi được trổ sinh hoa trái dồi dào.

Đặc biệt, hôm nay cũng là ngày cử hành Năm thánh cho các giáo lý viên và giới trẻ trong Giáo phận. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Anrê Phú Yên, ban cho các anh chị em giáo lý viên và giới trẻ trong Giáo phận trở thành những người loan báo Tin Mừng cách đắc lực, để góp phần vào sự phát triển của Giáo phận hôm nay và ngày mai.


Bản tiếng Anh

HOMILY

(Bishop of Qui Nhơn)

All Qui Nhơn Diocese today joyfully and solemnly celebrates the Opening Mass of The Jubilee Year  in memory of 400th anniversary of Evangelization, which the Gospel was annouced the first time in July 1618 at Nước Mặn, that now belongs to the Qui Nhơn Diocese, by the Jesuit missionaries according to the district official’s  invitation of Qui Nhơn at that time, whose name was Mr. Trần Đức Hòa.

This Opening mass is thrown on the liturgical context of the solemnity of  The Blessed Andrew of Phú Yên, the disciple of the Jesuit missionaries was martyred in 1644. He was the first fruit of Gospel seed, which was sown in the diocesan land after 26 years. The Blessed Andrew of Phú Yên, who was the protomartyr and the first witness of Vietnamese Church, was beatified by the Pope John Paul II on Sunday, March 05, 2000, the Jubilee Year of the Universal Church.

In the audience on March 06, 2000, after the beatification day of the catechist Andrew of Phú Yên, the Holy Father said to the Vietnamese delegation : “Past 350 years ago, the Vietnamese Catholics have never forgotten this witness of Gospel, the first martyr of their country. They have found in him the firm faith and the generous love for Christ and his Church. May they continue now to discover in the example of Vietnamese land’s son the strength leading the believers to the Christian vocation, in loyalty with the Church and their country”.

According to the Holy Father John  Paul II above, today July 26, the Qui Nhơn Diocese would like to mark the Opening day of the Jubilee Year in memory of 400th anniversary of Evangelization in the Diocese by the martyred day of the Blessed Andrew of Phú Yên, not only because he was a heroic ancestor of the Diocese, but both his martyrdom and the first Evangelization in the Qui Nhơn Diocese were in July.  

 The Decree of the Congregation for the Causes of Saints on 27 January 2000 wrote about him: “To know God and to love God are wonderful beauty which attracted the young man Andrew’s soul, who happily accepted the Gospel and steadfastly proved it by his holy life and enthusiasm in his mission.

The very enthusiasm of mission, which was originated from knowledge and love with God, conducted the martyrdom of the catechist Andrew of Phú Yên. That brave enthusiasm was shown in his straight answer at the court according to official Bộ, who spoke to father Alexandre de Rhodes: “He was very daring when answered me that he was a Christian and worshiped the universal King, so he ready sacreficed his life and accepted every punishment they imposed on him”.

On the path to execution grounds, he always gave advice to everyone by the words that was seemed his last will: “Dear brothers and sisters,  let us return love for love to our beloved Jesus Christ. He was put to miserable death for us, so let us return life for life”. “Dear brothers and sisters, let us be loyal to God until death; nothing extinguishes the love of Jesus Christ in our heart”. “Dear brothers and sisters, let us remain faithful to Jesus until our last breath and our all life”.

When Andrew of Phú Yên bravely expressed his confirmation before the officials by ready accepted his death, also before people on the path to martyrdom, he had all his confidence to Jesus’ words in the today Gospel: “Whoever wants to save his life will lose it, but whoever loses his life for me will save it. What good it is for a man to gain the whole world, and yet lose or forfeit his very self? If anyone is ashamed of me and my words, the Son of Man will be ashamed of him when he comes in his glory and in glory of the Father and of the holy angels” (Lc 9, 24-26).

Father Paolo Molinari, SJ, the petitioner of the beatification cause for the catechist Andrew of Phú Yên, wrote: “The Andrew’s model has been the real source, which have supported and encouraged the Vietnamese believers, helped them living suitably and loyally with the faith, although their country had to undergo much complex and difficult ups and downs”. Through the martyrdom of the catechist Andrew of Phú Yên and the following catechists, added by the sweat of missionaries and the Vietnamese believers, the Eastern believers have increased day by day to become the community of the Apostolic Vicariate of Cochinchina in 1659, at the same time with the Apostolic Vicariate of Tonkin.

The Blessed Andrew of Phú Yên is called “The Fist Witness” because he was the the first believer of the Vietnamese Church to witness publicly and formally before the officials, to begin to all tradition of martyred witnesses in the following centuries in Vietnam as a whole, and in the Apostolic Vicariate of Cochinchina, Eastern Cochinchina, then Qui Nhơn in particular. Indeed only some years after the establishment of the Apostolic Vicariate of Cochinchina, in late 1664 to early 1665, an persecution was occurring, many believers bravely sacrificed their life to witness for faith, the most famous is the martyrdom of four faithful heroes in Quang Ngai: Mr Thomas Tín, Mr Thomas Nghệ, Mr Dominic, and Mr Benedict. A document of petition for beatification of these martyrs in this persecution was sent to Rome by Bishop Peter Lambert de la Motte, but regretfully it was lost.

Next in Bình Định, three remarkable faithful witnesses were St Francis Isidore Gagelin Kính, priest, martyred in 1833; St Andrew Nguyễn Kim Thông, head of pastoral council, martyred in 1855; St Stephen Théodore Cuénot Thể, bishop, martyred in 1861; among many martyred in 1860 to 1862, there were 16 ones who were named in the list of servants of God. These were representatives of all heroic martyred tradition through all decades including all members of God people from clerics, religious, catechists to believers. However, the amount of killed people by faith in the persecution of Văn Thân movement in 1885 was crowdest in 3 provinces Quảng Ngãi, Bình Định, and Phú Yên. Quảng Ngãi : 5.600 believers; Bình Định: 8.940 ones; Phú Yên: 5.780 ones. The total were 20.320 ones.

In communion with the martyred bloodstream of the faithful witnesses, there were such sweat of ancestral generations throughout the course of time 400 years,  from the beginning at Nước Mặn port, which was once well-known untill now. These were the Jesuit missionaries who established the first residence of Order in Nước Mặn, which started the first place of Evangelization and the cradle of Vietnamese national script in the most rudimentary time. Then, Bishop Peter Lambert de la Motte, the first Vicar Apostolic of Cochinchina, ordained the first priest of the whole Vietnam, Father Joseph Trang, whose native land was Quảng Ngãi, on March 31, 1668, and established the Congregation of the Lovers of the Holy Cross in Cochinchina at An Chỉ (Quảng Ngãi) in 1671. From that time until now, Bishops with priests, religious, catechists and faithful have cooperated to cultivate on the field of Evangilization of the Diocese, so that the seeds of Gospel have continued germinating in spite of trials and difficulties.

The today Mass is celebrated in the campus of the antique seminary Làng Sông, from here some of bishops, a lot of priests and evangelists were descended, among the two rows of the great and old hopea trees of 125 years, beside the formerly Bishop's House, as the evidences of a long history of Evangelization, in order to lead us back to the source, with the thankful sentiment to God because such graces He has granted on our Qui Nhơn Diocese throughout 400 years, simultaneously to remember the merits of the ancestors who sacreficed their life and sweat for Evangelization in the country and mother land of Qui Nhơn.

 The Jubilee Year now is opened so that every children of mother land has good chance to express these sentiments, simultaneously to ask God to continue granting and helping all of us to live worthily with such received graces and to follow the ancestors’ examples to continue making the faithful seeds, which they had taken great pains for sowing, would produce abundant flowers and fruits.

Especially, today also is the day celebrating the Jubilee Year for catechists and youths in the Diocese. Through the intercession of the Blessed Andrew of Phú Yên, let us pray God  to grant to the catechists and youths in the Diocese becoming the ones who would announce efficiently the Gospel to contribute to the development of the Diocese today and future.

Tác giả bài viết: + Matthêô Nguyễn Văn Khôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay5,839
  • Tháng hiện tại194,375
  • Tổng lượt truy cập15,481,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây