THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Giới thiệu ý nghĩa logo năm thánh Giáo phận Qui Nhơn

Thứ sáu - 09/06/2017 23:12
Sau thời gian gởi thư mời tham gia vẽ logo Năm thánh Giáo phận Qui Nhơn, Ban khánh tiết đã nhận được một số mẫu logo khác nhau của các tác giả: chủng sinh chủng viện Qui Nhơn Giacôbê Trần Cao Nguyên (4 mẫu), linh mục Anrê Huỳnh Tấn Nha (2 mẫu), linh mục Vinh Sơn Nguyễn Đình Tâm (1 mẫu) và linh mục Louis Nguyễn Xuân Vũ (2 mẫu). Ban khánh tiết chân thành cám ơn các tác giả nói trên.
Giới thiệu ý nghĩa logo năm thánh Giáo phận Qui Nhơn

 

Sau khi tham khảo ý kiến của các thành viên trong Ban tổ chức Năm thánh, Đức Giám mục Giáo phận đã chọn mẫu logo của cha Anrê Huỳnh Tấn Nha và trực tiếp hướng dẫn tác giả điều chỉnh cho thích hợp. Đến nay logo đã được hoàn thành và được Giám mục Giáo phận chấp thuận để trở thành Logo Năm thánh Giáo phận Qui Nhơn với lời giải thích ý nghĩa các chi tiết kèm theo.

Nay Ban tổ chức Năm thánh Giáo phận trân trọng giới thiệu cho toàn Giáo phận logo chính thức của Năm thánh Giáo phận Qui Nhơn.

Lưu ý: Để thuận tiện việc in ấn logo theo kích thước phù hợp, nơi nào có nhu cầu xin liên lạc với văn phòng Tòa Giám Mục Qui Nhơn 


Ý nghĩa logo
 

1. Giáo phận Qui Nhơn đã đón nhận Tin Mừng lần đầu tiên từ năm 1618 (số năm được ghi trên trang đầu sách Tin Mừng) tại cảng Nước Mặn xứ Đàng Trong, sau này là Giáo phận Đàng Trong, tiền thân của Giáo phận Qui Nhơn ngày nay, nhờ các thừa sai Dòng Tên đã nỗ lực “lưới người như lưới cá”(Mt 4,19b) (tấm lưới, cảng Nước Mặn). Từ đó Tin Mừng tiếp tục được loan báo cho đến nay và mai sau  (trang sách Tin Mừng để mở ghi năm 2018 và các trang tiếp theo). 

2. Suốt 400 năm qua (1618-2018), nhờ bao hy sinh anh dũng của các bậc tiền nhân (cành thiên tuế tượng trưng cho 20 chứng nhân đức tin tiêu biểu của Giáo phận: 16 lá dưới tượng trưng 16 Tôi tớ Chúa và 4 lá trên tỏa sáng tượng trưng 4 Thánh Tử đạo), hạt giống đức tin đã sinh hoa kết trái dồi dào (bông lúa: 5 hạt tượng trưng cho các Giáo phận được chia tách từ gốc Giáo phận Mẹ và ba lá biểu trưng cho phần đất còn lại hiện nay của Giáo phận gồm ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên). 

3. Nhờ ơn Chúa và công cuộc loan báo Tin Mừng, Giáo phận Qui Nhơn ngày nay vẫn mạnh mẽ trong đức tin, vững vàng trong đức cậy và sắt son trong đức mến (nhà thờ Chính Tòa với Thánh Giá nổi bật ở trung tâm được xây dựng kiên cố trên sách Tin Mừng và được bao bọc trong khung trời màu vàng nồng ấm). 

4. Toàn Giáo phận tri ân cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban xuống cho Giáo phận trong suốt 400 năm qua (số 400 nằm giữa cành thiên tuế và bông lúa), đồng thời noi gương các bậc tiền nhân tiếp tục làm cho ánh sáng Tin Mừng được chiếu tỏa (vòng tròn màu vàng chiếu tỏa chung quanh Thánh Giá trung tâm và tháp nhà thờ Chính Tòa vươn lên như ngọn đuốc).
 

Giải thích các chi tiết của logo
 

- Cuốn sách để mở: biểu trưng cho sách Tin Mừng, trang đầu ghi năm 1618 là thời điểm Tin Mừng lần đầu tiên được loan báo tại Nước Mặn, thuộc giáo phận Qui Nhơn ngày nay; trang bên phải ghi năm 2018 và những trang mở kế tiếp diễn tả Tin Mừng được loan báo trong suốt 400 năm qua vẫn đang tiếp tục được rao giảng không ngừng. 

- Tấm lưới: tấm lưới trên nền xanh nước biển vừa gợi lên địa danh cảng Nước Mặn ngày xưa, vừa nói lên sứ mệnh truyền giáo “lưới người như lưới cá” (Mt 4,19b) để qui tụ mọi người trong tấm lưới Giáo Hội địa phương là Giáo phận Qui Nhơn. 

- Cành thiên tuế có 20 lá: Biểu trưng cho các tín hữu của Giáo phận đã đổ máu đào để làm chứng cho Tin Mừng, mà tiêu biểu là 4 Thánh tử đạo nổi bật như những đóa hoa dâng lên Thiên Chúa: Á thánh Anrê Phú Yên, Thánh Phanxicô Gagelin Kính, Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, Thánh Stêphanô Cuénot Thể, và 16 vị Tử đạo đã được Giáo Hội đưa vào danh sách các Tôi tớ Chúa: Cha Phaolô Châu (Gò Thị, Bình Định), Cha Giuse Stêphanô Chung (Cảnh Hàn, Bình Định), Cha Giuse Nguyễn Kim Thủ (Gò Thị, Bình Định), Thầy bốn Phêrô Qườn (Lò Giấy, Phú Yên), Thầy giảng Giuse Trinh (Phú Cốc, Phú Yên), Chú Gioakim Bảo (Tân Quán, Bình Định), Ông Hứa, Ông Nam, Ông Tân, Ông Giáo (Phú Cốc, Phú Yên), Ông Gioakim Quả (Tân Quán, Bình Định), Chú Giuse Nghiêm (Lò Giấy, Phú Yên), Ông Tađêô Quí (Tân Hội, Bình Định), Ông Phêrô Me (Vườn Vông, Bình Định); Nữ tu Anê Soạn (Diêm Điền, Bình Định), Bà Maria Mađalêna Huỳnh Thị Lưu (Vĩnh Thạnh, Bình Định).

- Bông lúa có 5 hạt và 3 lá: biểu trưng cho hoa trái của hạt giống đức tin. Năm hạt tượng trưng cho 5 Giáo phận được hình thành sau nhiều lần chia tách từ Giáo phận Đàng Trong – Đông Đàng Trong – Qui Nhơn: Giáo phận Tây Đàng Trong, 11.03.1844 (Giáo tỉnh Sài Gòn ngày nay), Giáo phận Bắc Đàng Trong, 27.08.1850 (Tổng Giáo phận Huế ngày ngay), Giáo phận Kontum, 11.01.1932; Giáo phận Nha Trang, 05.07.1957 và Giáo phận Đà Nẵng, 18.01.1963. Ba lá chỉ phần đất còn lại của Giáo phận Qui Nhơn hiện nay gồm ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

- Nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn: tượng trưng cho Giáo phận Qui Nhơn hiện nay. Nhờ được xây dựng trên nền móng vững chắc là Tin Mừng và máu các Thánh tử đạo, nên dù trải qua 400 năm (1618-2018) với muôn vàn gian nan thử thách, Giáo phận vẫn mạnh mẽ trong đức tin (Thánh Giá rực sáng ở trung tâm), vững vàng trong đức cậy (nhà thờ đặt trên sách Tin Mừng) và sắt son trong đức mến (nền trời màu vàng nồng ấm). Đời sống đức tin của toàn Giáo phận đang mạnh mẽ vươn lên cao như ngọn tháp và tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng. 

 


Tác giả bài viết: GPQN

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay16,314
  • Tháng hiện tại31,451
  • Tổng lượt truy cập15,595,114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây