THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần XX Thường Niên A

Thứ ba - 18/08/2020 18:00
Tin mừng Mt 20: 1-16a: Chúa Giêsu đã tỏ bày cho chúng ta biết rằng, cấu trúc thế giới chỉ có thể thành công dựa trên nền tảng tình yêu. Tình yêu đó được diễn tả qua cách ứng xử của người chủ vườn nho.
Thứ Tư Tuần XX Thường Niên A
SUY NIỆM HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN XX THƯỜNG NIÊN A
 
NGÀY 19/08/2020
 


Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 20: 1-16a)

"Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thỏa thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng". Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy. Đến khoảng giờ thứ mười một, ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: "Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?" Họ thưa rằng: "Vì không có ai thuê chúng tôi". Ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta". Đến chiều, chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: "Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người sau hết tới người đến trước hết". Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?" Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: "Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thỏa thuận với tôi một đồng sao?" Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hét, và kẻ trước hét sẽ nên sau hết". 

Suy niệm
 

Có hai dự án mang tính nghiêm chỉnh nhất của cấu trúc thế giới: Chủ nghĩa xã hội và Kitô giáo. Chủ nghĩa xã hội lấy công bằng làm nguyên lý nền tảng. Người ta chỉ hưởng lương theo năng lực làm việc, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Ai không làm, người đó không nhận được một đồng bạc nào. Khi mà xã hội được định hướng theo hướng “công bằng” như thế, thì thế giới mới đạt tới “chính nghĩa”.

Người thợ đã làm trong vườn nho và ông ta được lãnh lương tương xứng với việc ông làm. Ông làm nhiều giờ ông được lãnh nhiều. Ai chỉ làm một tiếng, dĩ nhiên chỉ được lãnh một phần mười tiền lương so với người làm 10 giờ. Chính đấy là sự sòng phẳng, công bằng. 

Thế nhưng dựa án thứ hai của cấu trúc thế giới bắt nguồn từ một tư duy khác. Tư duy này không chỉ dừng lại ở sự công bằng, nhưng còn tiến thêm một bước vượt trên sự công bằng: Tình yêu. Những ai chỉ muốn xử sự với nhau bằng chính thước đo sòng phẳng, những người đó đang rơi vào một tình huống mới: vô cảm, bất công. Người ta không thể chỉ lấy tiền lương để đo lường khả năng làm việc, hay đánh giá năng lực làm việc bằng chính tiền lương. Có nhiều lãnh vực chứng minh điều đó như: tài năng thiên phú cá nhân, những hội nghị soạn thảo hiến pháp, pháp luật, lòng nhiệt thành, sự cạnh tranh, tranh đua, v.v. Và vì cuộc sống luôn đối diện với nhiều tình thế phức tạp nên năng lực không thể được đánh giá cách đơn giản theo thời lượng thời gian lâu hay mau. Một sự đánh giá chỉ căn cứ vào sự sòng phẳng, công bằng mà thôi, chắc chắn không thể nào thể hiện và giải quyết được sự phong phú trong mối tương quan nơi xã hội, cộng đồng. Con người không chỉ có khối óc, nhưng còn có con tim. Một hệ thống quan hệ chỉ xây dựng trên nguyên tắc công bằng mà thôi sẽ đưa đến những ứng xử vô nhân bản.

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã tỏ bày cho chúng ta biết rằng, cấu trúc thế giới chỉ có thể thành công dựa trên nền tảng tình yêu. Tình yêu đó được diễn tả qua cách ứng xử của người chủ vườn nho. Ông ta đã nói cho chúng ta biết chỉ có tình yêu là điều mà con người cần tới, đó chính là nguyên lý căn bản của đời sống. Mỗi người đều có cơ hội để trao ban tình yêu và đón nhận tình yêu. Nhờ tình yêu, người ta nhận lãnh nhiều hơn so với việc mình làm. Tình yêu của Chúa bao trùm từ người trước tiên đến người sau hết, người giàu có và người nghèo khó, người có năng lực cũng như kém cỏi. Đó chính là sự công bình của Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn hiểu được thế nào là công bằng và thế nào là tình yêu. Tình yêu đưa tới công bằng, chứ công bằng không thể tạo ra tình yêu. Mà cuộc sống chỉ có thể mang trọn vẹn ý nghĩa khi được dựng xây trên nền tảng tình yêu. Vì tình yêu làm nẩy sinh sự sống, chứ công bằng làm gì tạo ra sự sống. Xin cho chúng con đối xử với nhau từ cái nhìn của con tim, để từ đó chúng con sẽ tạo ra một cuộc sống công bằng. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay16,314
  • Tháng hiện tại30,238
  • Tổng lượt truy cập15,593,901
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây