Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (10,34-11,1)
34 Ngày kia, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo.35 Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng.36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.37 Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.39 Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.40 Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.41 Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.42 Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.
111 Ra chỉ thị cho mười hai môn đệ xong, Đức Giêsu rời chỗ đó, đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành thị trong miền.
SUY NIỆM
"Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo”. Đọc lại trình thuật Tin mừng hôm nay, hẳn mỗi người chúng ta đều có một sự nghi ngờ giống nhau là “phải chăng Chúa Giêsu đã nói ra những lời này?” “Và nếu đó là của Chúa, thì chúng ta hiểu sao?”
Điều quan trọng khi đọc đoạn Tin mừng này là chúng ta đọc nó theo những gì khác mà Chúa Giêsu đã từng viết. Chúng ta phải đọc nó trong ánh sáng của tất cả những lời dạy của Người về tình yêu và lòng thương xót, sự tha thứ và sự hiệp nhất, v.v. Vậy Chúa Giêsu đang nói về điều gì trong đoạn Tin mừng này?
Quả thật, Chúa đang nói về một trong những hiệu quả của sự thật của Tin mừng. Sự thật của Tin mừng có sức mạnh kết hợp chúng ta với Chúa một cách sâu sắc khi chúng ta hoàn toàn chấp nhận đó là Lời sự thật. Nhưng một hiệu quả khác của Tin mừng là chia rẽ chúng ta khỏi những người từ chối kết hợp với Chúa trong sự thật.
Chúng ta đang sống trong một thế giới, nơi mà văn hoá đương thời đang truyền bá một “chủ nghĩa tương đối”. Chủ nghĩa tương đối cho rằng điều tốt và đúng đối với tôi có thế không tốt và đúng đối với người khác. Và cho dù có những khác biệt và sự thật như vậy, chúng ta vẫn là một gia đình hạnh phúc. Nhưng điều đó không là chân lý được. Chân lý là điều mà Thiên Chúa đã thiết định cái gì là tốt cái gì là xấu. Ngài đã thiết lập luật luân lý cho toàn thể con người. Và luật đó cũng đúng với tôi cũng như đối với bạn hay bất cứ ai khác.
Như thế, loại bỏ tất cả các hình thức của thuyết tương đối và sống theo giáo huấn của Chúa chúng ta cũng có nguy cơ bị chia rẽ, ngay cả với những người trong gia đình mình. Điều này thật đáng buồn và thật đau đớn! Chúa Giêsu khi dạy chúng ta những điều này là để củng cố tinh thần chúng ta khi những điều này xảy ra. Nếu sự chia rẽ xảy ra do tội lỗi , chúng ta phải biết chấp nhận sai lỗi của mình. Nếu sự chia rẽ xảy ra vì chân lý của Tin mừng, chúng ta nên chấp nhận nó như là kết quả của Tin mừng. Chúa Giêsu đã bị từ chối và chúng ta cũng không nên ngạc nhiên nếu điều đó xảy ra với mình.
Lạy thánh cả Giuse, xin giúp chúng con biết đón nhận thánh ý Chúa như ngài đã từng đón nhận bằng một trái tim yêu mến và lòng can đảm mãnh liệt. Amen.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn