CHÚ GIẢI KINH THÁNH
THỨ 4 – TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
Bài đọc I: Xh 3,1-6.9-12
Bài đọc II: Is 10,5-7; 13-16
BÀI TIN MỪNG: Mt 11: 25-27
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Xh 3,1-6.9-12
Như vậy là Mô sê đã lớn lên trong cung điện Pharaô, đã nhận được một sự giáo dục cho phép ông trở thành một thủ lãnh.
Cũng thế, để giải phóng những người nghèo khổ, không phải là vô ích khi tìm trau dồi các khả năng con người.
Nhưng Môsê, khi thăng tiến bản thân, nhớ kiểu nói thời nay, đã không từ khước môi trường, lẫn dân chúng thuộc dân tộc mình. Một ngày kia, ông trốn khỏi cung điện Pharaô và đi trên những lối đường các nô lệ, là anh em cùng dòng giống mình đang làm việc ông chứng kiến những "tạp dịch", những roi đòn. Máu dâng cuồn cuộn, ông giết một người Ai Cập đang hành hạ một người Do Thái. Rồi bị bại lộ, Ông trốn vào sa mạc: Đây sẽ là nơi thứ hai đào luyện Môsê cho các khả năng lãnh đạo, khả năng dẫn cả một dân tộc qua sa mạc.
Cũng thế Thiên Chúa chuẩn bị từ xa điều Người có ý định thực hành một ngày kia.
Tôi cầu nguyện trên những "chuẩn bị"... mà tôi thấy.
Môsê chăn chiên cho ông nhạc gia là Giêtrô.
Sống đời du mục, ông kinh nghiệm về các truyền thống của tổ tiên, như' Abraham, Isaac, Giacob. Đây là việc trở về nguồn thật hữu ích, khi ông sẽ phải băng qua cũng sa mạc Sinai này, trong vài năm tới.
Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Từ giữa bụi gai. Người gọi ông: "Môsê, Môsê!". "Dạ tôi đây".
Đây là một cảnh về ơn gọi. Thiên Chúa gọi tên ông. Thiên Chúa sắp mạc khải cho ông biết dự định của Người muốn giải phóng và trao cho ông sứ mệnh thực hiện chương trình đó.
Luôn luôn qua các trung gian nhân loại, qua những người đàn ông, đàn bà mà Thiên Chúa thực hiện các chương trình của Người. Thiên Chúa cần đến loài người, Người gọi nhiều người phục vụ Người. Cả tôi nữa, tôi cũng được gọi đích danh.
Lạy Chúa, con nghe Chúa gọi đến tên con... con nghe như một lời gọi từ Chúa đến. "Lạy Chúa, này con đây". Hôm Nay con chọn lại ơn gọi được rửa tội, được làm linh mục, tu sĩ... ơn gọi của con và không ai có thể thay thế được.
Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh.
Chúng ta ghi nhớ rằng Môsê ở trong sa mạc, đang chăn giữ chiên. Ong không ở trước nhà tạm thánh, ông ở trước một "bụi gai". Không có nơi nào trống vắng, Thiên Chúa ở đó.
Lạy Chúa, lúc này, nơi con đang ở là nơi thánh, nếu con biết gặp Chúa.
Chúa phán với ông: "Tiếng kêu oan của con cái Israel đã thấu đến Ta, Ta đã thấy họ bị người Ai Cập hà hiếp khổcực... Bây giờ ngươi hãy lại đây và Ta sai ngươi đến Pharaô, để ngươi dẫn đưa dân Ta ra khỏi Ai Cập".
Thiên chúa chúng ta là Chúa lắng nghe và ngắm nhìn. Người thương những kẻ khó nghèo hơn. Chính là Thiên Chúa biết cảm thông với mọi đau khổ. Người đau khổ với những ai cực nhọc. Lạy Chúa, xin cảm tạ!
Mạc khải của Chúa kỳ diệu biết bao!
Thiên Chúa thử chia sẻ dự tính của Người với Môsê.
Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa tích cực "hội nhập, dấn thân " và đòi người ta dấn thân với Người.
Môsê thưa: "Tôi là ai mà dám làm vậy".
Không ai ở trên cao, để thành đạt các công trình của Thiên Chúa. Đứng trước sự bao la của trọng trách, người ta luôn thấy mình quá nhỏ bé. Đây là dấu hiệu tốt.
Chúa bảo ông: "Ta sẽ ở cùng ngươi".
Sức mạnh của người đã lãnh nhận sứ mệnh không do bởi họ mà có, đó là sức mạnh của Chúa. "Ta sẽ ở với ngươi". Chúa Giêsu sẽ nói lại cũng những lời này với bạn hữu Người khi đưa họ vào đường sứ mệnh.
Bài đọc II: Is 10,5-7; 13-16
Sấm của Đức Yavê: Khốn cho Assyrie, dụng cụ của cơn giận Ta, cây gậy lôi đình để báo thù
Chắc hẳn là vào năm 701, sau cuộc xâm lăng của Sennaehérib, 30 năm sau biến cố đã được thuật hôm qua. Vua Achaz đã kết ước với Assyrie để mong thoát khỏi cuộc tấn công của hai nước láng giềng. Nhưng giờ đây, người kế vị là vua Ezécluas phải trả giá đắt vì cuộc liên minh nói trên: Sennachérib đòi buộc một số tiền chuộc không trả nổi. Ezêchias từ chối. Và các đạo binh hùng hổ của Assyrie lại lên đường. Đó là sự quyết định của Seunachérib uy dũng. Ong tưởng rằng mình rất tinh khôn khi quyết định như vậy Ta hãy nghe ông khoe khoang về các thắng lợi quân sự của ông.
Ong nói: "Ta đã dùng sức mạnh của Ta, Ta khôn lanh vì ta thông minh. Ta đã phá bờ cõi các dân tộc cướp hết kho tàng của chúng, quật ngã những kẻ quyền thế. Ta đã giục lấy của cải các dân như bắt con chim trên tổ nó. Như người ta lượm các trứng bị quăng bỏ, ta đã vơ lấy cả quả đất, không một con vỗ cánh hay há mỏ kêu chiêm chiếp.
Thật là kiêu hãnh! Khinh thường kẻ nghèo hèn, yếu hễ một cách quá đáng và không dám mở miệng than vãn: Ta làm tất cả các sự ấy mà không nghe một tiếng kêu than.
Đó là cách đọc các biến cố theo Sennachérỉb. Nhưng Thiên Chúa qua vị Ngôn sứ, Ngươi làm một cuộc phân tích khác không còn thuộc lãnh vực chính trị nhưng thuộc lãnh vực tinh thần.
Chính Ta đã sai ông đi chống lại một dân tộc tà vạy... Nhưng nó không hiểu được điều ấy, lòng nó không suy nghĩ về cách thức ấy, tất cả những gì nó muốn là phá đổ. Há cái rìu lại vênh váo với người cầm nó sao? Hay cái cửa lại cự lại người kéo cưa? Như cây gậy lại hướng dẫn người cầm gậy? Chiếc đũa cử động tay cầm nó.
Đối với Isaia, Sennachérib chỉ là "dụng cụ " trong tay Thiên Chúa để đánh phạt các dân tộc đã bỏ mất niềm tin. Cũng một câu chuyện mà chỉ kể lại theo cách loài người thì khác hẳn lối kể với đức tin. Trước tiên chúng ta không được miễn chước phân tích tình huống các sự việc, theo cách nhìn của loài người.. Nó cũng còn cần thiết. Đó là giai đoạn đầu của việc kiểm điểm đối sống. Nhưng cần phải cố gắng đi xa hơn để tìm biết việc của Thiên Chúa trong các hành động của Sennachếnb, vua ngoại giáo! Và chúng ta cách riêng tư hay là với tư cách là hội đoàn Công giáo tiến hành, chúng ta có hết sức để kiểm điểm thực sự các việc xảy đến cho ta không?
NGÀY NAY, được bản văn có tính cách tiên tri này thôi thúc, tôi tập lắng nghe 'Thần Khí, để giải thích theo tinh thần đức tin một biến cố thời sự... một cảnh ngộ có liên quan đến tôi... và qua các biến cố ấy mà cầu nguyện.
Cầu nguyện từ cuộc sống tôi, từ khu xóm tôi, trong lúc đọc báo, nghe tin tức qua đài phát thanh hay truyền hình từ việc gặp gỡ các nghiệp đoàn hay trao đổi nghề nghiệp. Isaia đã làm như thế.
Vì thế Đức Yavê của vũ hoàn sẽ làm tiêu tan các quân sĩ hùng dũng này, Sấm của đức Yavê.
Chớ gì những kẻ có quyền thế trên đời đừng cho mình là các bậc thầy tuyệt đối và có thể đè bẹp người đồng loại mình mà không bị trừng phạt. Chúng ta đã nghe từ lâu, lời "Kinh Magnirlcat" của Đức Maria và các mối phúc của Đức Giêsu.
Tuy nhiên, chúng ta nên hoài nghi về một lời giải thích quá đơn giản để quả quyết rằng những người làm chính trị chỉ là những người múa rối trong tay Thiên Chúa.
BÀI TIN MỪNG: Mt 11: 25-27
Lạy Cha là Chúa trời đất.
Đó là đoạn vặn duy nhất trong Tin Mừng. Đức Giêsu sử dụng những lời long trọng "Chúa tể trời đất'. Thông thường, Đức Giêsu xưng hô với Chúa Cha bằng những ngôn từ thân mật thông thường trong gia đình.
Điều đó càng nhấn mạnh đến điều mà Đức Giêsu sẽ nói về Thiên Chúa qua những dòng tiếp nối trong đoạn văn Tin Mừng.
Phải, đúng thực... Cha chúng ta ở trên trời là Đấng Tạo hóa toàn năng; là Chủ tể vũ trụ. Ngoài Người, không có một Thiên Chúa nào khác.
Chính Người điều khiển toàn thể vũ trụ rộng lớn này với muôn triệu tạo vật hiện hữu, từ nguyên tử nhỏ bé đến các vì tinh tú bao la. Mọi vật hiện hữu đều quy phục Người. Người là " Chúa" trời cao... là "Chủ" trái đất...
Tôi dành thời gian để thờ lạy, nhận biết sự cao cả của Thiên Chúa.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời!.
Con xin ngợi khen Cha....
Đức Giêsu cầu nguyện. Người thưa chuyện với Thiên Chúa.
Đó là lời kinh tạ ơn, một lời chúc tụng, một tiếng "cám ơn". Đức Giêsu vui mừng. Tâm hồn Người đầy lòng biết ơn đối với Chúa Cha. "Lạy Cha, xin ngợi khen Cha". Cùng với Đức Giêsu, tôi lập lại lời kinh đơn sơ và ngắn gọn trên.
Vì điều Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết, thì Cha lại mạc khải cho những người bé mọn.
Đối tượng lời cầu nguyện tạ ơn của Đức Giêsu là thế.
Đó là Thiên Chúa "giấu" người kiêu căng... và "mạc khải" cho những kẻ khiêm hạ. Thiên Chúa vĩ đại của vũ trụ bao la, lại không được tự coi mình là khôn ngoan thông thái hơn kẻ khác nhận biết. Chính Người tự mạc khải cho những kẻ nghèo khó. Thực sự Đức Giêsu thường thích đến nhà những kẻ thấp bé, những người bình dân nhiều hơn. Người lựa chọn các tông đồ đầu tiên trong giới này. Ta có cảm tưởng như thực sự Thiên Chúa ưu ái hơn những kẻ không là gì trên thế giới và những người không đáng kể trước mắt nhân loại... lại có giá trị trước nhan Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp con trở nên bé mọn để Chúa mạc khải cho con.
Vâng, Lạy Cha, đó là sở thích của Cha.
Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện...
Tôi cố hình dung như đang lắng nghe tiếng Người, xem Người gọi Cha ra sao. Đối Với Đức Giêsu, Thiên Chúa là chính sự "tốt lành". Thiên Chúa thực nhân hậu.
Tôi có thường nghi ngờ lòng nhân hậu của Thiên Chúa không? Yếu tố nào khiến tôi nghi ngờ như thế?
Tuy nhiên, nhiều lần tôi đã đảm nhận lòng nhân hậu đó. Tôi đã lãnh nhận những gì?
Yếu tố nào có thể giúp tôi như Đức Giêsu – cầu nguyện với một lời kinh ngợi khen như trên? Lạy Cha, xin cảm tạ Cha vì điều này...vì điều kia?
Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mạc khải cho.
Phải, ta biết rõ điều đó: khó mà đạt tới Thiên Chúa được. Ngoài Đức Giêsu ra, chưa bao giờ có ai đã thấy Thiên Chúa. Đúng thế, Người tuyên bố, Người biết Thiên Chúa...và Người làm cho những kẻ bước theo là học hỏi với Người cũng nhận biết Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con mỗi ngày trong đời sống, hiểu biết Chúa Cha hơn. Chớ gì Tin Mừng là bài suy niệm cho con mỗi ngày! Chớ gì con gắng sức bước sâu vào mầu nhiệm của Chúa... cho tới ngày con được thấy Chúa giáp mặt.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn