THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Chúa Nhật Tuần XXXIII Thường Niên Năm B

Thứ bảy - 13/11/2021 18:42
Nhìn lại lịch sử Giáo hội hoàn vũ nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng, chúng ta biết số lượng các thánh tử đạo không chỉ là các con số cụ thể đã được tuyên thánh, mà đúng hơn, còn hàng vạn, hàng trăm ngàn các Kitô hữu tử vì đạo. Đức tin và truyền thống của Giáo hội được xây dựng trên nên tảng là máu của các thánh tử đạo.
Suy Niệm Chúa Nhật Tuần XXXIII Thường Niên Năm B

CHÚA NHẬT TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

MỪNG TRỌNG THỂ LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

NGÀY 14/11/2021

 

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (10,17-22)

17 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ.18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì:20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.21 Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết.22 Vì danh Thầy, anh em sẽbị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”.

SUY NIỆM

Mừng lễ kính nhớ các thánh tử đạo tại Việt Nam, chúng ta có dịp sống lại giá trị đức tin kiên trung đã làm nên nền tảng cho Giáo hội Việt Nam chúng ta. 118 vị thánh tử đạo, mỗi vị một địa vị, một hoàn cảnh xuất thân khác nhau: * 21 vị là các thừa sai nước ngoài, đến từ Pháp và Tây ban Nha, gồm các giám mục và linh mục đã đến Việt Nam truyền đạo và tử đạo tại đây, trên quê hương này. Trong các vị này, có nhiều vị thậm chí đã đổi tên mình sang tên Việt Nam để cho thuận với văn hoá và giao tiếp cho dễ bề truyền đạo; * 97 vị còn lại, là các giáo dân, có người làm quan, có người chỉ là thường dân, có người thân phận cao quý hoàng tộc, có người sống đầu đường xó chợ. Điểm chung nơi các ngài là niềm tin son sắt vào Chúa Giêsu Kitô. Các ngài nhất quyết không chối bỏ niềm tin của mình, không bước qua thập giá, không thể sống ngược lại Tin mừng dù bị ngược đãi.

Cứ mỗi lần lễ mừng các ngài, những lời này lại vang lên: "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ.18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì:20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,17-20).

Nhìn lại lịch sử Giáo hội hoàn vũ nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng, chúng ta biết số lượng các thánh tử đạo không chỉ là các con số cụ thể đã được tuyên thánh, mà đúng hơn, còn hàng vạn, hàng trăm ngàn các Kitô hữu tử vì đạo. Đức tin và truyền thống của Giáo hội được xây dựng trên nên tảng là máu của các thánh tử đạo. Chính các ngài đã kiên cường bảo vệ thành trì đức tin cho Giáo hội và truyền lại cho con cháu. Cái chết của các ngài trước mắt người đời, quan quyền, đó là cái chết dành cho những người bị loại trừ, nhưng đối với Chúa đó là cái chết được gia nhập đoàn các thánh; đối với người không có niềm tin thì cái chết đó là sự chọn lựa dại dột và vô nghĩa, nhưng đối Giáo hội đó là cái chết ý nghĩa, cái chết dành cho Đấng mình tôn thờ, và là cái chết hân hoan, không oán hận, không trách oán. “Vì danh Thầy người ta sẽ thù ghét anh em, nhưng kẻ bền chí đến cùng thì sẽ được cứu thoát”.

Xin các thánh tử đạo Việt Nam che chở cho Giáo hội Việt nam, Giáo hội mà các ngài đã xây nên bằng giá máu của các ngài. Xin các ngài cũng cầu bầu cho chúng ta được theo chân các ngài, cũng sống đức tin của chúng ta cách kiên trung trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.

Lạy các thánh tử đạo Việt nam, xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu được noi gương các ngài, biết đem lòng bác ái dấn thân vào phục vụ, để một ngày kia trên thiên quốc, chúng con được hợp tiếng với các ngài, ca tụng tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. Amen.

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay6,089
  • Tháng hiện tại85,757
  • Tổng lượt truy cập15,086,353
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây