THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật XXX Thường Niên C

Thứ bảy - 26/10/2019 18:00
Tin Mừng Lc 18: 9-14 Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê su kể cho chúng ta nghe dụ ngôn về người biệt phái kiêu hãnh về sự thánh thiện của mình và người thu thuế ý thức về thân phận tội lỗi và bất toàn của chính mình trước mặt Thiên Chúa.

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN C


 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (18: 9-14)

Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:10 "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế.11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.

Suy niệm

Người Biệt phái trong dụ mà Chúa Giêsu kể: trước mặt Thiên Chúa, ông kiêu hãnh về sự thánh thiện của mình. Ông cảm thấy sự đầy đủ của bản thân mà không cần sự trợ giúp đến từ Thiên Chúa. Ông tán dương và nhìn về mình một cách tự mãn, phô trương sự công chính của mình trước mặt người đời khi ông cầu nguyện. Hình ảnh của người Biệt phái tiêu biểu cho rất nhiều người sống trong sự đầy đủ cả tinh thần lẫn vật chất mà không cần đến bất cứ sự trợ giúp nào. Những người sống mãn nguyện với chính mình dựa trên vài việc đạo đức cầu kinh xem lễ, với họ, như người Biệt phái: vậy là quá đủ mà không cần nhờ đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ tự mãn chính mình, ông nhìn đời và khinh miệt những người anh em: “ … con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia …”. Những việc làm công chính của ông là tốt, là đáng khích lệ để tiếp tục sống, nhưng chính vì tự mãn mình, tự mãn khỏa lấp vinh quang của Thiên Chúa, ông chối bỏ ân sủng của Thiên Chúa trong đời, ông không cần nhận gì nơi Thiên Chúa vì tự ông có thể làm cho mình nên công chính. Vì thế, ơn cứu độ được ban phổ quát cho tất cả mọi người trong đó có chính ông, nhưng ông đã dửng dưng không nhận, nên ông không được công chính hóa do ân sủng đến từ Thiên Chúa.

Trong lúc đó, người thu thuế ý thức về thân phận tội lỗi và bất toàn của chính mình, từ chỗ thẳm sâu của sự hèn yếu như Thánh vịnh đã cầu khẩn: “Từ vực thẳm con kêu lên Ngài, lạy Chúa” (Tv 130,1), vang tiếng kêu cầu của một tâm hồn tan nát khiêm cung. Đời anh luôn thiếu sót, đến nỗi chẳng có gì là lễ vật dâng lên Thiên Chúa, ngoài lòng sám hối ăn năn như thánh vương Đavít đã nhìn nhận lỗi lầm mình: “Lạy Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm hồn tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 51,19). Ý thức được thân phận bất xứng của mình, anh không dám đến gần Chúa, cũng chẳng dám ngước mắt lên trời, mà chỉ đấm ngực mình để bày tỏ lòng ăn năn thống hối: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13).

Anh bày tỏ sự thiếu hụt, luôn cần sự trợ lực đến từ Thiên Chúa. Anh mở lòng mình ra với tấm lòng thành và được sự thứ tha của Thiên Chúa như sách Châm ngôn có dạy: “Kẻ giấu tội mình sẽ không thành đạt, nhưng ai xưng thú và chừa tội sẽ được xót thương” (Cn 28,13). Anh đã được Thiên Chúa đến ban hồng ân cứu độ, như ngôn sứ Isaia phán lời hứa của Đức Chúa (x. Is 57,15).

Ước chi tâm hồn mỗi chúng ta như người thu thuế mang tấm lòng chân thành, ngóng trông chờ đợi với tất cả những gì mình là, dù rằng mình khiếm khuyết bất toàn. Sự chờ đợi và mở lòng sẽ được như lời Đức Kitô nói về người thu thuế: “Người này khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính” (Lc 18,13). Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay6,492
  • Tháng hiện tại195,028
  • Tổng lượt truy cập15,481,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây