THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Mùa vọng đem đến cho chúng ta chân trời hy vọng

Chủ nhật - 01/12/2013 20:50

Mùa vọng đem đến cho chúng ta chân trời hy vọng

Mùa vọng đem đến cho chúng ta chân trời hy vọng. Đức Thánh Cha đã khẳng định trong buổi đọc Kinh Truyền Tin sáng nay tại đền thờ thánh Phêrô. Trong Chúa nhật Mùa vọng đầu tiên, ĐTC đã cổ võ các Kitô hữu tái khám phá vẻ đẹp của cuộc sống trong hành trình hướng đến sự gặp gỡ với Chúa Giêsu và Đức Thánh Cha đã kêu gọi món quà hoà bình. Trong ngày thế giới chống bệnh AIDS, Đức Thánh Cha đã không quên lên tiếng kêu gọi để cho tất cả những bệnh nhân có thể tiếp cận được biện pháp chữa trị mà họ cần.

 
Mùa vọng, thời gian hy vọng. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến hành trình của Dân Thiên Chúa hướng đến cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu. Và trong ngày thế giới chống bệnh AIDS Đức Thánh Cha cũng đã lên tiếng thay cho những người bị nhiễm HIV, đang có nguy cơ đánh mất niềm hy vọng : "Chúng ta hãy bày tỏ sự gần gũi của mình đối với những người bị căn bệnh này, đặc biệt các trẻ em; một sự gần gũi rất cụ thể đối với sự dấn thân âm thầm của các nhà truyền giáo và các nhà hoạt động. Chúng ta cùng cầu nguyện cho tất cả mọi người, cũng như cho các y bác sĩ và các nhà nghiên cứu, cho mỗi bệnh nhân, không trừ ai, có thể tiếp cận được biện pháp chữa trị mà họ cần.

Vì thế, những lời đầu tiên dành cho các bệnh nhân Aids, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng, khởi đầu Mùa vọng bắt đầu một lộ trình mới của Dân Thiên Chúa với Chúa Giêsu. Đây là lúc có sự “lôi cuốn đặc biệt” : Chúng ta cùng tái khám phá vẻ đẹp của tất cả cuộc sống trong hành trình : Giáo hội, với ơn gọi và sứ mạng của mình và toàn thể nhân loại, các dân tộc, các nền văn minh, văn hoá, tất cả đều trong lộ trình đi qua những nẻo đường thời gian.
 
Nhưng đâu là mục đích của lộ trình này? Trong cựu ước, ta nói đến một cuộc “lữ hành phổ quát”, hướng về Đền thờ của Thiên Chúa, hướng về Giêrusalem. Mạc khải đã tìm thấy nơi Đức Giêsu Kitô sự thành toàn của nó, và “Đền thờ của Thiên Chúa”, chính là Chúa Giêsu, Đấng đã trở nên đền thờ. Ngôi lời đã nhập thể : Người vừa là Đấng hướng dẫn và cũng là mục đích của cuộc lữ hành của chúng ta, cuộc lữ hành của toàn thể Dân Thiên Chúa; và ánh sáng của Người cũng hướng dẫn cho các dân tộc khác có thể tiến bước về Vương quốc của công bằng, Vương quốc của hoà bình.
 
Đức Thánh Cha đã nhắc đến giai đoạn của Tiên tri Isaia, ông nhìn thấy một thời điểm mà gươm đao sẽ thành lưỡi cày và được biến nên liềm nên hái, các dân tộc sẽ sống trong hoà bình. Một giai đoạn mà Đức Thánh Cha đã lặp lại hai lần, và sau đó nối kết nó với suy tư  như sau : Khi nào điều ấy sẽ xảy ra? Thật tuyệt vời ngày mà các khí giới sẽ được gỡ bỏ, sẽ được biến đổi thành công cụ lao động! Ngày tuyệt vời sẽ là như vậy! và ngày đó là khả thể!  Chúng ta cùng hãy đặt cược trên niềm hy vọng, trên niềm hy vọng hoà bình và nó sẽ là điều khả thể. Giống như cuộc sống của mỗi người chúng ta, luôn đòi hỏi phải khởi động lại, phải đứng lên, luôn tìm lại ý nghĩa mục đích của cuộc sống mình, như thế đối với đại gia đình nhân loại cần phải canh tân chân trời chung mà chúng ta đang hướng về. 
 
“Chân trời hy vọng” đó là chân trời để làm nên hành trình tuyệt vời. Mùa vọng, chúng ta bắt đầu hôm nay, nó đem lại cho chúng ta chân trời hy vọng, niềm hy vọng mà không thất vọng vì đã được đào sâu dựa trên Lời Chúa. Một niềm hy vọng mà không thất vọng, đơn giản vì Thiên Chúa không bao giờ thất vọng.
 
Mẫu mực của “thái độ tâm linh” này, cũng là cách sống và cách bước đi trong cuộc sống, chính là Đức Trinh nữ Maria, một thiếu nữ thôn quê đơn sơ đã mang trong tâm hồn mình trọn vẹn niềm hy vọng của Thiên Chúa. Trong cung lòng Mẹ, Chúa Giêsu, niềm hy vọng của Thiên Chúa đã mang lấy nhục thể, đã làm người, đã làm nên lịch sử. Bài ca Magnificat là bài ca của Dân Thiên Chúa, của tất cả mọi người nam nữ, những người trông cậy nơi Thiên Chúa, nơi quyền năng của lòng Chúa xót thương. Chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn chúng ta, người là Mẹ và Mẹ biết hướng dẫn chúng ta như thế nào. Chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn chúng ta trong mùa chờ đợi và thức tỉnh này. 

Nguyên văn bài giáo huấn của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến!

 
Hôm nay chúng ta bắt đầu Chúa nhật I Mùa vọng, một năm phụng vụ mới, tức là một hành trình mới của Dân Thiên Chúa cùng với Chúa Giêsu Kitô, người Mục tử của chúng ta, Đấng hướng dẫn chúng ta trong lịch sử hướng đến việc hoàn thành Vương Quốc Thiên Chúa. Vì thế, ngày này có một sự lôi cuốn đặc biệt, bày tỏ cho chúng ta ý thức sâu xa về ý nghĩa của lịch sử. Chúng ta hãy tái khám phá vẻ đẹp của cuộc sống trong tất cả hành trình : Giáo hội với ơn gọi và sứ mạng của mình, và toàn thể nhân loại, mọi dân tộc, mọi nền văn minh, văn hóa tất cả đang trong lộ trình đi qua mọi nẻo đường thời gian.
 
Nhưng lộ trình đó hướng về đâu? Nó có mục đích chung không? và đâu là mục đích này? Thiên Chúa trả lời cho chúng ta qua tiên tri Isaia: "Vào ngày đó, núi Nhà Ðức Chúa, đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: "Ðến đây, ta cùng lên núi Ðức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ" (Is 2,2-3). Đó là điều mà Isaia đã nói về mục đích mà chúng ta phải đi tới. Đó là một cuộc "lữ hành phổ quát" hướng về mục đích chung  là Giêrusalem trong Cựu ước, nơi mọc lên đền thờ của Thiên Chúa. Bởi vì từ nơi ấy, từ Giêrusalem, đã xuất hiện mạc khải về gương mặt của Thiên Chúa và lề luật của Người. Mạc khải đã tìm thấy nơi Đức Giêsu Kitô sự thành toàn của nó, và "Đền thờ của Thiên Chúa", là chính Đức Giêsu Kitô đã trở nên đền thờ. Ngôi lời đã nhập thể : Người vừa là Đấng hướng dẫn và vừa là mục đích cho cuộc lữ hành của chúng ta, cho cuộc lữ hành của tất cả Dân Thiên Chúa; và ánh sáng của Người cũng hướng dẫn cho các dân tộc khác có thể tiến bước về Vương quốc công bằng, Vương quốc hòa bình. Vị tiên tri còn nói thêm : "Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến" (Is 2,4). Tôi xin được lặp lại lời của Isaia đã nói, anh chị em hãy nghe cho kỹ : "Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến". Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?  Thật tuyệt vời ngày mà các khí giới sẽ được gỡ bỏ, sẽ được biến đổi thành công cụ lao động! Ngày tuyệt vời sẽ là như vậy! và ngày đó là khả thể!  Chúng ta cùng hãy đặt cược trên niềm hy vọng, trên niềm hy vọng hoà bình và nó sẽ là điều khả thể.
 
Lộ trình này không bao giờ kết thúc. Tựa như cuộc đời của mỗi người chúng ta luôn cần phải khởi động lại, cần phải đứng lên, cần phải tìm lại ý nghĩa của mục đích cuộc sống của mình, vì vậy đối với đại gia đình nhân loại luôn cần phải canh tân chân trời chung mà chúng ta đã hướng tới. Chân trời của niềm hy vọng! Đó là chân trời để thực hiện một hành trình tuyệt vời. Mùa vọng, mùa chúng ta bắt đầu hôm nay, nó đem lại cho chúng ta chân trời hy vọng, niềm hy vọng mà không thất vọng vì đã được đào sâu dựa trên Lời Chúa. Một niềm hy vọng mà không thất vọng, đơn giản vì Thiên Chúa không bao giờ thất vọng. Hãy suy nghĩ và cảm nhận vẽ đẹp này.
 
Mẫu mực của “thái độ tâm linh” này, cũng là cách sống và cách bước đi trong cuộc sống, chính là Đức Trinh nữ Maria, một thiếu nữ thôn quê đơn sơ đã mang trong tâm hồn mình trọn vẹn niềm hy vọng của Thiên Chúa. Trong cung lòng Mẹ, Chúa Giêsu, niềm hy vọng của Thiên Chúa đã mang lấy nhục thể, đã làm người, đã bước vào lịch sử. Bài ca Magnificat là bài ca của Dân Thiên Chúa, của tất cả mọi người nam nữ, những người trông cậy nơi Thiên Chúa, nơi quyền năng của lòng Chúa xót thương. Chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn chúng ta, người là Mẹ và Mẹ biết hướng dẫn chúng ta như thế nào. Chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn chúng ta trong mùa chờ đợi và thức tỉnh này.
 
Tác giả bài viết: Giuse Võ Tá Hoàng chuyển ngữ 
Nguồn tin: News.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay4,482
  • Tháng hiện tại193,018
  • Tổng lượt truy cập15,479,908
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây