THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần XXVII Thường Niên B

Thứ ba - 09/10/2018 17:55
Tin Mừng Lc 11: 1-4: Cuộc sống của người Kitô hữu gắn liền với cầu nguyện, nhưng đôi khi cầu nguyện cũng là một khó khăn không nhỏ đối với người Kitô hữu.
Thứ Tư Tuần XXVII Thường Niên B

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 11: 1-4)

Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông: "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: ‘Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’”.

Suy niệm

Cuộc sống của người Kitô hữu gắn liền với cầu nguyện, nhưng đôi khi cầu nguyện cũng là một khó khăn không nhỏ đối với người Kitô hữu. Vì sao? Vì chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào cho phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa. Các môn đệ và những người vào thời Chúa Giêsu xem ra cũng gặp những khó khăn tương tự; và họ đã nhận thực những khó khăn trong đời sống cầu nguyện của họ.

Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người không vì mục đích gì khác hơn là vâng theo thánh ý của Chúa Cha; vì thế cả cuộc đời của Ngài là một chuỗi không ngơi nghỉ trong sự cầu nguyện cho được “danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”. Có thể nói cầu nguyện là cả một chương trình sống của Ngài. Ngài là lời cầu nguyện duy nhất đẹp lòng Chúa Cha: “Con là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”. Đức Giêsu là Con yêu dấu vì Đức Giêsu luôn vâng theo ý muốn của Chúa Cha.

Và ý muốn ấy được Chúa Giêsu thể hiện trong danh xưng “Lạy Cha” mà Ngài ngỏ với Chúa Cha. Chúng ta không thể gọi Thiên Chúa là Cha mà không nhận mọi người là con cái của Ngài, và là anh chị em với chúng ta. Chúng ta cũng không thể gọi Thiên Chúa là Cha mà lại không sẵn sàng bỏ qua những lầm lỗi cho anh chị em của mình.

Ý muốn của Thiên Chúa còn có nghĩa là con người chúng ta phải thuộc trọn vẹn về Thiên Chúa, khi sống như thế chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của lời cầu xin: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”, mà chúng ta đọc thường ngày trong kinh Lạy Cha.

Chẳng những thế, khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta còn biết được ý muốn của Thiên Chúa là con người được sống khi tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào tình yêu của Ngài. Và tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đã được Chúa Giêsu thể hiện khi mời gọi chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban lương thực hằng ngày.

Khi cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha với tâm tình như thế, chúng ta mới khám phá ra rằng kinh Lạy Cha chính là bản kinh Tin Kính được tóm gọn. Như vậy, khi cầu nguyện với kinh Lạy Cha là chúng ta tuyên xưng đức tin nơi một Thiên Chúa là Cha đầy lòng yêu thương, đồng thời cũng nhìn nhận mọi người là anh chị em với nhau.

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con cầu nguyện và giúp chúng con sống đúng tinh thần cầu nguyện mà Chúa đã dạy chúng con. Xin cho chúng con biết tín thác và yêu thương, vì chỉ có tâm tình như thế chúng con mới tuyên xưng Thiên Chúa là Cha và nhìn nhận mọi người là anh chị em của chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,097
  • Tháng hiện tại52,911
  • Tổng lượt truy cập14,871,536
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây