THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng B

Thứ ba - 05/12/2017 17:30
Tin mừng Mt 15: 29-37: Tin Mừng hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu thấy đám đông, vì theo Chúa, nghe lời Chúa giảng mà quên cả bụng đói, thì Người chạnh lòng thương. Xung quanh cuộc sống quanh, chúng ta cũng thấy rất nhiều: những người nghèo đói bên lề đường đang cần mọi người bớt chút của ăn áo mặc để giúp đỡ họ...
Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 15: 29-37)
 

Đức Giêsu xuống khỏi miền ấy, đến ven Biển Hồ Galilê. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ítraen. Đức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường". Các môn đệ thưa: "Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no?" Đức Giêsu hỏi: "Anh em có mấy chiếc bánh?" Các ông đáp: "Thưa có bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ". Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngồi xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được bảy thúng đầy.

Suy niệm
 

“Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn”(Mt 15, 32).

Tin Mừng hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu thấy đám đông, vì theo Chúa, nghe lời Chúa giảng mà quên cả bụng đói, thì Người chạnh lòng thương. Xung quanh cuộc sống quanh, chúng ta cũng thấy rất nhiều: những người nghèo đói bên lề đường đang cần mọi người bớt chút của ăn áo mặc để giúp đỡ họ; những tệ nạn xã hội cần mỗi người góp phần củng cố, v.v. Nhưng nhiều khi chúng ta thấy mà như không thấy, chuyện như thể không liên quan gì đến chúng ta. Dường như đó là khuynh hướng chung của con người ngày hôm nay. Chúng ta cần đến và học nơi Chúa Giêsu tình yêu và lòng thương xót.

Từ ngàn đời, Thiên Chúa đã thể hiện Ngài chính là Thiên Chúa giàu tình yêu. Ngài chạnh lòng xót thương nhân loại, nhưng không phải nhân loại chung chung nào đó, mà là chạnh lòng thương cụ thể từng người, từng người một. Lịch sử cứu độ vẫn còn đó như một bằng chứng hết sức cụ thể, lớn lao về sự không hề vô cảm, nhưng nghiêng mình xuống của Thiên Chúa để thể hiện lòng xót thương trên nhân loại.

Vì chạnh lòng thương, Thiên Chúa tạo dựng con người mang lấy chính dấu ấn hình ảnh của Thiên Chúa, để con người thông chia sự sống, sự thống trị vũ trụ cùng Ngài. Khi lòng dạ con người bội phản, vì chạnh lòng thương, Thiên Chúa lại trao ban cho con người tình yêu cứu chuộc, mà Con Một của Ngài là hiện thân để nhân loại tiếp tục được sống. Thiên Chúa chạnh lòng thương đoàn người nô lệ bên Ai Cập, nên đã giải phóng họ. Cũng vì chạnh lòng xót thương mà Ngài lãnh đạo họ, rày đây mai đó với họ giữa cảnh hoang địa đầy hiểm nguy, chết chóc. Ngài chạnh lòng thương nên đã nuôi đoàn dân lữ hành bằng nước và bánh bởi trời suốt bốn mươi năm ròng. Ngài chạnh lòng thương sự yếu đuối của mỗi thân phận con người, nên đã tha thứ cho dân riêng hết lần này đến lần khác. Chạnh lòng thương, Thiên Chúa gieo niềm vui ơn cứu độ và niềm hy vọng được giải thoát giữa cảnh lưu đày tủi nhục. Chạnh lòng thương đoàn dân lưu đày, Ngài đã dẫn đưa họ trở về cố hương, v.v. Vô cùng những lần Thiên Chúa thể hiện Ngài là Đấng chạnh lòng thương. Trọn cả dòng lịch sử cứu độ này là trọn cả dòng lịch sử khắc ghi đậm nét tình yêu thương của Thiên Chúa. Đến lược Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa làm người, cũng như Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã thể hiện mọi nơi, mọi thời tình yêu thương không mệt mỏi của Người.

Bắt chước Thiên Chúa, bắt chước Chúa Giêsu, ta cũng hãy chạnh lòng thương xót nhau. Xã hội, con người cần sự quan tâm chăm sóc của chúng ta. Thái độ thờ ơ, bàng quang, lãnh đạm, sống cách biệt, lạnh lùng, không thiện cảm, phải được chúng ta khai trừ khỏi đời sống của mình.

Ta phải nhìn thấy những người nghèo đói bên lề đường đang cần ta bớt chút của ăn áo mặc giúp đỡ họ; những tệ nạn xã hội cần ta góp phần củng cố, v.v.; thấy sự bất công đang cần ta lên tiếng bênh vực công lý; thấy sự đau khổ của anh chị em đang cần ta ủi an; thấy sự hận thù đang ngự trị nơi nhiều con người đang cần ta xoa dịu, v.v.

Lạy Chúa, xin Chúa đổ tràn tâm hồn tình yêu của Chúa, để chúng con biết chạnh lòng thương, như Chúa đã chạnh lòng trước những đau khổ của loài người chúng con. Xin cho chúng con thực sự trở nên chứng nhân cho lòng thương xót của Chúa bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng lời cầu nguyện và gương sáng hàng ngày của chính chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay6,695
  • Tháng hiện tại195,231
  • Tổng lượt truy cập15,482,121
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây