THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Bảy Tuần I Mùa Vọng B

Thứ sáu - 08/12/2017 17:46
Tin mừng Mt 9: 35-37;10: 1.6-8: Nhìn đám đông Chúa chạnh lòng thương vì họ bơ vơ như đàn chiên không người chăn, bởi thế, tình thương của Chúa mang tính xót thương không phải để ban phát một vài ký gạo, cho vài chục ngàn, gởi một chiếc xe đạp, tặng một căn nhà tình thương...
Thứ Bảy Tuần I Mùa Vọng B
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (Mt 9: 35-37;10: 1.6-8)

Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Người thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về".  Rồi Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. ốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ítraen. Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.

Suy niệm

Đối diện với đám đông, Chúa đưa mắt nhìn và chạnh lòng thương. Một sự xót thương không bắt nguồn từ sự thương hại được thúc đẩy bởi một tình cảm con người chóng qua. Việc chạnh lòng thương của Chúa là một hành vi bắt nguồn từ một tình yêu đích thực, một tình yêu vượt qua cảm tính bị chi phối bởi sự xúc cảm, một tình yêu lớn lao mà thánh Gioan chỉ có thể diễn đạt: “Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1).

Nhìn đám đông Chúa chạnh lòng thương vì họ bơ vơ như đàn chiên không người chăn, bởi thế, tình thương của Chúa mang tính xót thương không phải để ban phát một vài ký gạo, cho vài chục ngàn, gởi một chiếc xe đạp, tặng một căn nhà tình thương. Lòng xót thương của Chúa đối với đám đông đang đi theo Người chính là quan tâm tới nỗi muộn phiền họ đang chịu, sự thất vọng đang in hằn trong tâm khảm họ, sự chết đang làm chủ cuộc đời của họ. Họ đang khao khát một niềm vui đến từ sự bình an của cuộc sống, họ đang ước ao một sự chỉ dẫn để khám phá ra ý nghĩa đích thật của cuộc đời, họ đang thèm sự xẻ chia từ con tim đến con tim, một sự cảm thông ấm áp tình người. Vai họ đang oằn những gánh nặng do những người được coi là kẻ canh giữ lề luật chất lên, họ đang sống trong nỗi sợ hãi vì những luật lệ nghiêm ngặt, họ đang cần một người mang đến cho họ một sự giải phóng khỏi nỗi sợ hãi, họ cần một niềm vui đích thật.

Chúa Giêsu hiểu nhu cầu đó, Người đã sai mười hai môn đệ lên đường, mang tin vui qua việc trục xuất các thần ô uế -nguyên nhân của mọi khổ đau, sửa chữa lại những trục trặc làm cho cuộc sống mất bình an qua việc hướng dẫn con người hoán cải. Các môn đệ đã lên đường, không phải ban phát của cải vật chất, nhưng là trao ban lòng thương xót của Chúa.

 Lạy Chúa, xin cũng hãy sai chúng con như Chúa đã sai các môn đệ, để chúng con tiếp tục công việc yêu thương mà Chúa đã bày tỏ cho chúng con. Xin cho chúng con phải là khí cụ để Chúa trao ban lòng thương xót của Chúa đến cho nhân loại đang trầm luân trong cuộc đời đầy khổ đau này. Amen.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay10,021
  • Tháng hiện tại341,358
  • Tổng lượt truy cập13,625,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây