THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Bảy tuần II thường niên C

Thứ sáu - 25/01/2019 19:39
Tin mừng Mc 3: 20-21: Hình như hoàn cảnh chúng ta đang sống hôm nay, có một sự đảo ngược giữa cái bình thường và điều bất thường. Chẳng hạn, chiếm đoạt của cải, bóc lột sức lao động là điều bất thường, nhưng hiện nay rất nhiều người vẫn sống ung dung nhờ sự cướp của và cướp sức ấy.
Thứ Bảy tuần II thường niên C
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô (Mc 3: 20-21)

20 Khi ấy, Chúa Giêsu trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được.21 Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí. 

    Suy niệm

     Hình như hoàn cảnh chúng ta đang sống hôm nay, có một sự đảo ngược giữa cái bình thường và điều bất thường. Chẳng hạn, chiếm đoạt của cải, bóc lột sức lao động là điều bất thường, nhưng hiện nay rất nhiều người vẫn sống ung dung nhờ sự cướp của và cướp sức ấy. 

     Chẳng hạn, nạn ăn hối lộ, ăn cắp của công, là điều xấu, là tai hại, làm nghiêng cán cân công lý, làm đảo ngược chân lý và làm khổ sở vô cùng cho những người nghèo, người không quyền lực, v.v. lẽ ra bất thường, lại cứ nhan nhản, hầu như bình thường. Còn những điều không chỉ bình thường mà còn là điều tốt như lòng nhân ái, tình yêu thương, lại trở thành bất thường, trở thành hiếm hoi.

     Ngày xưa, Chúa Giêsu cũng đã từng bị chính thân nhân của Người đánh giá Người theo kiểu bình thường và bất thường lộn ngược như thế. Việc Chúa rời gia đình rao giảng Nước Trời, chữa lành bệnh tật, lôi kéo mọi người về với Thiên Chúa để được ơn cứu độ. Nghĩa là dưới cái nhìn của người có đức tin, việc Chúa cứu giúp nhân loại là điều bình thường, lại bị coi là người bị quỷ nhập.

     Cũng vậy, việc sống đạo của chúng ta hôm nay nhiều khi cũng dễ bị đảo ngược như thế. Có khi việc tuyên xưng đạo là điều bình thường của một người có đức tin, có lòng yêu mến Chúa, nhưng chính chúng ta lại sợ người khác biết mình có đạo. Chúng ta e dè, ngại ngùng, v.v. không dám tỏ một thái độ, hay bất cứ dấu chỉ nào là người Công giáo, vì sợ mọi người chê cười, sợ mọi người dòm ngó, v.v. Lẽ ra đức tin Công giáo mà chúng ta đang mang, không chỉ được xem là bình thường, mà còn là niềm hãnh diện của chúng ta, lại bị chính chúng ta làm đảo lộn, chúng ta làm cho nó trở thành mất bình thường. Điều đó chứng tỏ, đức tin của chúng ta yếu kém, chúng ta thiếu ý thức mình là người có đạo. Cũng từ đó, người Công giáo thời nay dễ đánh mất chính mình, đánh mất chính niềm tin của mình.

     Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức mình thuộc về Chúa. Xin cho chúng con biết sống đức tin và cao rao lòng tin của chúng con ngay giữa môi trường chúng con sống, ngay giữa xã hội và cuộc đời mà chúng con vinh dự cùng đồng hành đây, để nhờ đời sống chứng tá cách can đảm của chúng con, nhiều anh chị em được đón nhận Chúa. Amen. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay6,176
  • Tháng hiện tại194,712
  • Tổng lượt truy cập15,481,602
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây