THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Phiên tòa lạ mà quen

Thứ sáu - 30/03/2018 00:06
Tam nhật thánh kỷ niệm và hiện tại hóa một biến cố xảy ra đã gần hai ngàn năm. Trong đó, điểm nổi bật là phiên luận tội. Nhiều người đặt vấn đề về những điểm khác lạ trong phiên tòa năm xưa.
Phiên tòa lạ mà quen

Tuy thế, khi đặt mình vào khung cảnh năm xưa, chiêm ngắm con người bị luận phạt năm ấy và nhìn về chính cõi lòng mình, tôi nhận thấy phiên tòa này tuy lạ mà quen.

Trước hết là sự kỳ lạ của nhân thân phạm nhân – ông Giêsu thành Nadarét. Người bị bắt mà không một lý chứng trực tiếp chứng minh có tội nào. Người bị đưa ra tòa năm ấy hết lòng vì cuộc đời con người. Người lớn lên và hành nghề thợ mộc âm thầm trong làng quê nghèo Nadareth yên bình với cha mẹ hiền lành. Người rong ruổi trên khắp các ngả đường ngõ xóm, từ Bắc chí Nam đất nước Palestine nhỏ bé với sứ điệp của niềm vui, sự bình an. Phạm nhân ấy dấn thân vì lợi ích con người, vì sự tốt đẹp của xã hội. Người đến đem an ủi cho người sầu lo; mang lại niềm hy vọng cho những người cùng khốn; tháo cởi những gánh nặng cho người bệnh tật yếu đau; trả lại phẩm giá cho những người nô lệ; đem những người bị loại trừ, bỏ rơi trở về hòa nhập với xã hội; và mang người từ cõi chết trở về. Giờ đây, có vẻ như Người lại bị kết án bởi chính những việc tốt đẹp mình làm. Người bị kết án vì người đời ghen ghét, vì họ chối bỏ những sự thật về mình và không đón nhận sứ điệp của sự giải thoát.

Tình cảnh của Người thật thảm thương. Người bị một đám đông lên án, ghét bỏ; bị những học trò thân thiết chối từ, bị chính môn đệ gần gũi trao nộp với giá rẻ mạt.

Sự kỳ lạ của phiên tòa còn ở cung cách của người bị cho là tội phạm. Người chẳng mở miệng nói một lời. Một phiên tòa không bào chữa và cũng chẳng có biện hộ. Đức Giêsu thinh lặng! Người thinh lặng để lắng nghe, Người thinh lặng để đón nhận và Người thinh lặng để Cứu độ. Quả vậy, sự thinh lặng của Người lại tố cáo chính dã tâm của những kẻ tố cáo. Sự thinh lặng làm lộ bản chất của sự dữ đang bộc lộ bằng sự gian dối của những kẻ cáo gian. Sự thinh lặng khiến cho Hêrôđê phải hụt hẫng với toan tính của mình. Sự thinh lặng của Người còn đặt ra sự tra vấn sâu xa đối với Philatô. Sự thinh lặng nhường chỗ cho những tiếng la ó, kêu đòi đóng đinh, của những hành vi hung hăng tàn bạo. Sự thinh lặng làm cho sự dữ lộ rõ bộ mặt thật của nó. Người đón nhận cả sự chọn thả Baraba của đám đông dân chúng, khi ấy người bị xếp sau cả hạng tội lỗi giết người. Chính khi lên tiếng và tuyên bố về sự thật, Người bị kết án.

Tất cả những điều này dường như khiến cho những người quan sát từ xa không khỏi đặt vấn đề. Nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra. Một người tốt, người sống ngay thẳng, người dấn thân vì cuộc đời, vì con người lại bị đối xử bất công. Chúa Giêsu đón nhận tất cả và mang lấy tất cả những bất công ấy vì vâng Ý Cha và vì yêu thương con người. Tuy vậy, chiêm ngắm tất cả những gì diễn ra trong phiên tòa ấy, tôi thấy sự đau khổ và bất công Người đang chịu có lẽ không ở bên ngoài tôi, nhưng là ở trong chính cuộc sống của tôi hôm nay. Nếu Chúa Giêsu đã chấp nhận để nên những người nhỏ bé, yếu đuối và đồng hàng với họ, thì liệu tôi có phải là một trong số những người kết án năm xưa không. Những kết án vô căn cứ, những hành vi phân biệt đối xử, những thành kiến, xét đoán, gian dối, sự phản bội, ghen ghét,… tất cả những hành vi này của tôi hôm nay đối với anh chị em đồng loại không phải cũng giống những hành vi năm xưa đó sao. Nó chẳng qua mặc những chiếc áo khác nhau mà thôi. Vì thế, cuộc xử án năm xưa vẫn diễn ra hàng ngày trong thế giới hôm nay.

Tam nhật thánh thực sự mời gọi tôi bước vào phiên tòa năm xưa, không phải chỉ để nhớ đến như một dĩ vãng, nhưng là một biến cố vẫn diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện trong cuộc sống này, nơi những người anh em xung quanh tôi. Người vẫn đang âm thầm chịu đựng những hành vi xấu của tôi. Vì thế, tôi không phải là người ngoài cuộc, nhưng vẫn tham gia vào phiên tòa như vậy hàng ngày. Phiên tòa ấy lạ nhưng rất quen!

 

Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay4,264
  • Tháng hiện tại192,800
  • Tổng lượt truy cập15,479,690
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây