THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Ngôn sứ là người dám nói sự thật, biết khóc thương dân, và mở ra hy vọng

Thứ ba - 17/04/2018 07:03
Vị ngôn sứ chân chính là người dám nói lên sự thật, có khả năng khóc thương một dân không biết lắng nghe, và biết cách mở ra cánh cửa hy vọng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Ngôn sứ là người dám nói sự thật, biết khóc thương dân, và mở ra hy vọng

Ngôn sứ dám nói sự thật và biết khóc thương dân

Bài đọc một hôm nay kể về cuộc tử đạo của thánh Stefano. Cũng giống như các ngôn sứ đi trước, các vị đã bị bách hại, bị giết chết; thì giờ đây, các kỳ mục và luật sĩ giận dữ cùng nhau chống lại thánh Stefano. Họ kéo thánh nhân ra khỏi thành và bắt đầu ném đá thánh nhân. Khi vị ngôn sứ tiến gần đến sự thật và làm cho sự thật đụng chạm tới trái tim con người, thì hoặc là con tim mở ra để đón nhận, hoặc là con tim chai cứng trở nên hòn đá giận dữ. Và khi ấy, với con tim khép kín ấy, cuộc bách hại sẽ xảy ra. Cuộc tử đạo là cách kết thúc cuộc đời của vị ngôn sứ.

Sự thật không dễ chịu, không dễ nghe. Và khi nói lên sự thật, các ngôn sứ phải chịu lấy các cuộc bách hại. Thế nhưng, tôi có cảm thấy bị thử thách, khi vị ngôn sứ mạnh mẽ nói lên sự thật, khi ngôn sứ ấy không chỉ nói lên sự thật, mà còn mạnh mẽ lớn tiếng nói rằng người ta đã bỏ rơi chân lý? Có lần Chúa Giêsu mạnh mẽ khiển trách, Chúa nói: Thế hệ hư hỏng và ngoại tình này! Một ngôn sứ chân chính là người có khả năng khóc thương cho dân, và mạnh mẽ nói sự thật. Sự thật ấy không dễ chịu, luôn như thế, một cách trực tiếp.

Không chỉ thương tiếc, nhưng còn mở ra hy vọng

Vị ngôn sứ chân chính không phải là người chỉ biết khóc thương, càng không phải là con người của sự bất hạnh, nhưng là người mở ra niềm hy vọng.

Vị ngôn sứ là người mở ra các cánh cửa, chữa lành tận gốc rễ, phục hồi dân Chúa và dẫn đưa dân Chúa tiến về phía trước. Ngôn sứ không phải là người tố cáo tội của dân. Không. Ngôn sứ là con người của hy vọng. Khi cần thiết, vị ngôn sứ sẽ khiển trách, và mở ra cánh cửa với chân trời hy vọng.

Giáo Hội cần có các ngôn sứ

Thánh Stefano đã chết dưới ánh mắt của Saulo. Saulo sau này trở thành tông đồ Phaolo. Và chúng ta nhớ lại lời nói của một Giáo phụ rằng: máu của các thánh tử đạo làm nảy sinh các Kitô hữu.

Hội Thánh cần có các ngôn sứ. Tôi nói cách mạnh mẽ hơn rằng: Hội Thánh cần tất cả chúng ta làm ngôn sứ. Ở đây, ngôn sứ không có nghĩa là nhà bình luận, nhà phê bình, không phải thế. Ngôn sứ có nghĩa khác thế. Một nhà phê bình thì luôn nhận xét theo kiểu: “Không, điều này không tốt, điều kia không hiệu quả, điều nọ không phù hợp… điều ấy phải như thế này mới đúng…”. Người như thế thì không phải là ngôn sứ. Vị ngôn sứ là người biết cầu nguyện, biết nhìn lên Thiên Chúa, biết nhìn tới người dân, biết cảm thấy đau khổ khi dân lầm lỗi, biết khóc thương dân chúng, có khả năng thương khóc trước những tội lỗi của dân chúng, và cũng biết cách nói sự thật cho dân biết. Nguyện xin cho Giáo Hội luôn có sự hiện diện phục vụ của các ngôn sứ, để dân Chúa tiếp tục tiến bước.

Tứ Quyết SJ
Truyền Thông Vatican, 17.04.2018

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay16,314
  • Tháng hiện tại30,637
  • Tổng lượt truy cập15,594,300
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây