SUY NIỆM HẰNG NGÀY
THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT I MÙA CHAY A
CÔNG CHÍNH PHÁT XUẤT TỪ TÌNH YÊU
Tin mừng Mt 5: 20 - 26
Chúa Giêsu đã đến để đem lại cho sự thánh thiện một nội dung đích thực. Ngài đề ra một mẫu mực thánh thiện hoàn toàn khác với quan niệm và thực hành của người Biệt Phái và Luật Sĩ, tức là những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó. Theo họ, thánh thiện là chu toàn một cách chi li và máy móc những luật lệ đã được quy định mà không màng đến linh hồn của lề luật là lòng bác ái; họ có thể trung thành tuyệt đối với những qui luật về ăn chay và cầu nguyện, nhưng lại sẵn sàng khước từ và loại bỏ tha nhân.
Ðả phá quan niệm và cách thực hành của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, Chúa Giêsu đưa bác ái vào trọng tâm của lề luật; hay đúng hơn, Ngài tóm lại tất cả lề luật thành một luật duy nhất, đó là lòng bác ái. Ai muốn làm môn đệ Ngài, người đó phải vượt qua quan niệm và cách thực hành đạo của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, nghĩa là cần phải lấy bác ái làm linh hồn và động lực cho toàn cuộc sống: "Nếu các con không ăn ở công chính hơn những Biệt Phái và Luật Sĩ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời."
Sự công chính mà Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ của Người, đó là sự công chính phát xuất từ chính tình yêu chân thật không pha vụ lợi, qua đó Người kiện toàn lại lề luật và đề ra một lý tưởng sống mới cho người môn đệ đó là Luật yêu Thương.
Vì quả thực, Người đến trần gian là để kiện toàn lề luật:"Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn" (Mt 5, 17). Vì vậy, người môn đệ được Chúa mời gọi phải sống công chính hơn những người biệt phái. Người biệt phái giữ luật rất chu đáo và tỉ mỉ và không bỏ sót một điều luật nào trong các khoản luật đã được đề ra, nhưng đáng tiếc là họ giữ luật một cách máy móc và hình thức, giữ luật chỉ vì luật mà không đi vào chiều kích nội tâm. Chúa Giêsu biết rõ cách sống và giữ luật của họ.
Chính vì thế, Ngài căn dặn các môn đệ của Ngài giữ các lề luật với tâm tình yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người khác như chính mình. Luật yêu thương mà Chúa Giêsu truyền dạy cần thực hiện cách cụ thể là sống hòa thuận và biết tha thứ: "Vậy, nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh em, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5, 23 - 24). Lễ vật cao quý và đẹp lòng Thiên Chúa nhất, đó là cuộc sống đong đầy tình yêu, vì thế để có của lễ đẹp lòng Thiên Chúa thì chúng ta phải sống chan hòa tình yêu thương với anh em mình, yêu thương phải phát xuất từ chính trong tâm của mình, không hời hợt bên ngoài, hay ở đầu môi chót lưỡi.
Quả thật, nếu an bình, hân hoan, hạnh phúc là thể hiện của Nước Trời ngay trong cuộc sống này, thì chúng ta chỉ được vào Nước Trời, nếu chúng ta biết sống cho tha nhân mà thôi. Sống vui và hạnh phúc, phải chăng không là mơ ước của mọi người, nhưng liệu mỗi người có ý thức rằng bí quyết của hạnh phúc và niềm vui ấy chính là sống cho tha nhân không? Kỳ thực, các thánh là những người đạt được niềm vui và hạnh phúc ấy ngay từ cuộc sống này. Người Tây phương đã chẳng nói: "Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn" đó sao?
"Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người, ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa" (Mt 5, 21). "Chớ giết người" đó là một điều luật đã có từ thời Cựu ước và đến thời Tân ước Chúa Giêsu đã kiện toàn luật này một cách trọn hảo hơn, không phải chúng ta chỉ lo tránh giết người, mà còn phải sống với mọi người trong bầu khí chan hòa tình yêu thương, và phải tránh không phẫn nộ, không chửi mắng người anh em, và trong tư tưởng không có ác ý hại người, không có ý dèm pha chỉ trích, không loại trừ người anh em khi người anh em có tội. Chúa Giêsu cấm ngay từ trong trứng nước, ngay từ trong tư tưởng của người môn đệ Chúa, phải giữ trọn lề luật với tâm tình yêu thương, thương người như chính bản thân mình.
Người môn đệ được Chúa mời gọi phải sống công chính hơn những người biệt phái. Người biệt phái giữ luật rất chu đáo và tỉ mỉ và không bỏ sót một điều luật nào trong các khoản luật đã được đề ra, nhưng đáng tiếc là họ giữ luật một cách máy móc và hình thức, giữ luật chỉ vì luật mà không đi vào chiều kích nội tâm. Chúa Giêsu biết rõ cách sống và giữ luật của họ.
Sự công chính là gì? Nó đơn giản là sự thật, đáng tin cậy. Không giả tạo. Và đặc biệt nhất, đó là sự thật trong tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa. Những người Pha-ri-sêu đấu tranh với việc giả vờ rằng họ là những người tốt lành thánh thiện vâng theo thánh ý Chúa. Nhưng họ không tốt trong việc này. Họ có thể làm tốt trong việc diễn xuất, và họ đã có thể thuyết phục chính bản thân và những người khác, nhưng họ không thể đánh lừa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu có thể nhìn xuyên qua lớp bao phủ giả tạo và nhận ra cái bên trong. Ngài có thể thấy được rằng “sự công chính” của họ chỉ là sô diễn cho chính họ và cho người khác.
Chính vì thế, Ngài căn dặn các môn đệ của Ngài giữ các lề luật với tâm tình yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người khác như chính mình. Luật yêu thương mà Chúa Giêsu truyền dạy cần thực hiện cách cụ thể là sống hòa thuận và biết tha thứ: "Vậy, nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh em, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5, 23 - 24). Lễ vật cao quý và đẹp lòng Thiên Chúa nhất, đó là cuộc sống đong đầy tình yêu, vì thế để có của lễ đẹp lòng Thiên Chúa thì chúng ta phải sống chan hòa tình yêu thương với anh em mình, yêu thương phải phát xuất từ chính trong tâm của mình, không hời hợt bên ngoài, hay ở đầu môi chót lưỡi.
Thật thế sự thánh thiện đích thực là người chỉ sống cho người khác, lấy hạnh phúc của người khác làm của mình. Ðể có được thái độ như thế, chắc chắn phải có một đức tin sâu xa, một đức tin luôn đòi hỏi con người nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong mọi người và yêu thương mọi người. Như vậy, thánh thiện và bác ái cũng là một: thánh thiện mà không có bác ái là thánh thiện giả hình.