THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá Năm B

Thứ bảy - 24/03/2018 06:09
Tin mừng Mc 14 : 1; 15: 1-39: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa ngự đến” (Mc 11,10). Đây là lời đón tiếp nồng nhiệt vang vọng trong đoàn người đón chào Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem.
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá Năm B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô (Mc 14 : 1; 15: 1-39)
1 Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, các thượng tế và kinh sư tìm cách dùng mưu bắt Đức Giê-su và giết đi.15,1 Vừa tảng sáng, các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau đó, họ trói Đức Giê-su lại và giải đi nộp cho ông Phi-la-tô.2Ông Phi-la-tô hỏi Người: "Ông là vua dân Do-thái sao? " Người trả lời: "Đúng như ngài nói đó”.3 Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội,4 nên ông Phi-la-tô lại hỏi Người: "Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông biết bao nhiêu tội! "5 Nhưng Đức Giê-su không trả lời gì nữa, khiến ông Phi-la-tô phải ngạc nhiên.6 Vào mỗi dịp lễ lớn, ông thường phóng thích cho dân một người tù, tuỳ ý họ xin.7Khi ấy có một người tên là Ba-ra-ba, đang bị giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ nổi dậy.8 Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường lệ.Đáp lời họ yêu cầu, ông Phi-la-tô hỏi: "Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do-thái không? "10 Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người.11 Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba thì hơn.12 Ông Phi-la-tô lại hỏi: "Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do-thái? "13 Họ la lên: "Đóng đinh nó vào thập giá! "14 Ông Phi-la-tô lại hỏi: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?" Họ càng la to: "Đóng đinh nó vào thập giá! "15 Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá.16 Lính điệu Đức Giê-su vào bên trong công trường, tức là dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại.17 Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người.18 Rồi chúng bái chào Người: "Vạn tuế đức vua dân Do-thái! "19 Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy.20 Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá.21 Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su.22 Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ.23 Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhưng Người không uống.24 Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì.25Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba.26 Bản án xử tội Người viết rằng: "Vua người Do-thái".27Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. (28 Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp.)29 Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được,30 có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi! "31 Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình.32 Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin”. Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.33 Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín.34 Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: "Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni! " Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? "35 Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: "Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a”.36 Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: "Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không”.37 Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở.38 Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới.39 Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”.

Suy niệm

Dân Israel trải qua dòng lịch sử, họ luôn sống trong niềm hy vọng Đấng Cứu Độ. Niềm hy vọng trong dân của giao ước ngày càng gia tăng. Có lẽ do những lời giảng dạy của Chúa qua các phép lạ Chúa thực hiện, đặc biệt là dấu lạ Chúa làm cho Lagiarô sống lại mấy ngày trước lễ Vượt Qua đã khiến lòng tin và niềm hy vọng trong dân ngày càng gia tăng nơi Đức Giêsu. 

“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa ngự đến” (Mc 11,10). Đây là lời đón tiếp nồng nhiệt vang vọng trong đoàn người đón chào Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem. Qua lời chúc tụng này chúng ta thấy dân Israel đã đặt tất cả niềm tin vào Đức Giêsu là Chúa của mình, cũng như qua bao năm tháng hy vọng vào Đấng Messia, thì giờ đây niềm hy vọng của dân tộc đã đến. Chính vì lý do này mà dân chúng lại càng hô to: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa ngự đến”. 

Đức Giêsu là Đấng Messia, là Vua dân Israel. Nhưng phụng vụ lời Chúa của Chúa Nhật Lễ Lá không dừng lại việc Chúa tiến vào Giêrusalem giữa rừng người hân hoan chúc tụng Chúa. Bởi vì sau đó là bức màn thương khó được mở ra, qua đó đưa chúng ta đến mầu nhiệm cứu độ mà Chúa thực hiện bằng sự khổ đau và cái chết ê chề của Người trên thập giá. 

Lời của tiên tri Isaia trong bài đọc 1 mô tả hình ảnh của người tôi tớ Thiên Chúa: Đó là người tôi tớ thi hành thánh ý của Thiên Chúa, vì lẽ đó mà người tôi tớ này đành chấp nhận để mọi người chê cười, phỉ nhổ, đánh đập, bỏ rơi. Thứ đến là lời của bài Thánh vịnh đáp ca nói lên tâm tình của người công chính bị bách hại. Lúc này người công chính bị mỉa mai sỉ nhục chỉ biết trông cậy một mình Thiên Chúa mà thôi. “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ ruồng bỏ con sao” (Tv 21,2). Tiếp theo là bài đọc 2 trong thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Philiphê còn cho chúng ta biết thêm con đường cứu độ của Chúa Giêsu. Mặc dù là Thiên Chúa nhưng Chúa Giêsu đã tự hạ mình tột cùng, bằng việc “Không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toán trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại con hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá” (Pl 2,6-8). Cuối cùng là bài Thương khó trong Tin Mừng Máccô đã cho chúng ta chứng kiến cảnh cuối cùng công trình cứu độ của Chúa Cha, qua sự thương khó và cái chết đem ơn cứu độ của Chúa Giêsu trên thập giá. 

Chúng ta thử hỏi vì sao mà Chúa Giêsu là người tôi tớ, người công chính và là Thiên Chúa, phải đành chấp nhận bản án hy sinh trên thập giá? Thưa là vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta mà Người đã từ trời xuống thế để chọn lấy con đường đau khổ hy sinh giao hòa con người với Chúa Cha, để lôi kéo muôn người dưới mặt đất được lên thiên đàng. Như vậy con đường hạ mình tột cùng của Chúa Giêsu sẽ là con đường để Đức Giêsu được Chúa Cha tôn vinh tột cùng và được đặt làm Chúa và làm Vua toàn thể nhân loại. Cũng như còn đường tự hạ của Chúa Giêsu là con đường để con người được Chúa Cha ban ơn tha thứ, ơn giao hòa và sự sống vĩnh cữu trong nước trời. 

Qua sự hy sinh của Chúa Giêsu, Ngài đã cho thế giới biết chìa khóa để mở cánh cửa nước Trời đón nhận mọi người, đó là sự vâng phục hạ mình, đau khổ và hy sinh. Như vậy chúng ta hãy cùng với Đức Giêsu tiến vào thành Giêruselem bằng sự vâng phục và tuân giữ lời Chúa cách triệt để, cũng như bằng thái độ khiêm tốn trong lời nói, suy nghĩ và hành động, đặc biệt là sự hy sinh từ bỏ con đường tội lỗi và gánh lấy mọi sự khổ đau hồn xác của anh chị em trong kinh nguyện, trong sự kết hợp với hy tế cứu độ của Đức Giêsu Kitô, là người tôi tớ đau khổ gánh lấy mọi khổ đau của con người, ngõ hầu tất cả mọi người sẽ được cứu chuộc nhờ máu Người đổ ra trên thập giá. 

Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con được cùng với Mẹ chúc tụng Đức Giêsu, Con của Mẹ là Đấng nhân danh Chúa ngự đến. Amen.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay6,364
  • Tháng hiện tại208,733
  • Tổng lượt truy cập15,495,623
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây