Giáo xứ Sông Hinh - Nhà Cha Ta Là Nhà Cầu Nguyện (Mt 21,13)https://giaoxusonghinh.org/uploads/gxsonghinh.jpg
Thứ năm - 15/03/2018 17:24
Tin Mừng Ga 7: 1-2.10.25-30: Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật...
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 7: 1-2.10.25-30)
1 Sau đó, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người.2 Lễ Lều của người Do-thái gần tới,10 Tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật25Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: "Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao?26 Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô?27 Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả."28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng: "Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người.29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi."30 Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
SUY NIỆM
Trong đoạn Tin Mừng này có đề cập đến Lễ Lều. Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người Do Thái, lễ này có thể được coi như là lễ Quốc khánh. Thật ra ban đầu, đây là ngày lễ tạ ơn sau một vụ mùa, nhất là sau mùa hái nho, người ta thường tổ chức mừng lễ này trong suốt tám ngày liền (từ 15–21 trong thánh Tischri (tháng 7-8) (x. Lev 25,34). Rồi bên cạnh việc tạ ơn Chúa cho vụ mùa thành đạt (Xac 33,16), thì trong lễ này, người Do Thái còn tưởng nhớ đến thời gian mà dân tộc họ đã trải qua trong sa mạc sau khi thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập (Lev 23,42). Trong dịp lễ lớn này, mọi người buộc phải trở về đền thờ Giêrusalem để dâng của lễ như hoa quả để cầu khẩn xin Chúa cho được mưa thuận gió hòa.
Trong dịp này, Chúa Giêsu cũng lên đền thờ. Chúa đi trong sự âm thầm lặng lẽ, nhưng không bao lâu người ta cũng biết, vì Chúa bắt đầu giảng dạy ngay tại đền thờ. Do đó cuộc tranh luận với Chúa sôi nổi hơn.
Đối với người Do Thái, Chúa Giêsu chẳng qua chỉ là “con trai của ông Giuse và bà Maria mà thôi, còn anh em của Chúa Giêsu thì không ai khác mà là hàng xóm láng giềng của họ”. Và có thể nói họ tự hào về sự hiểu biết đó, và chính vì vậy đã dẫn họ đến một sai lầm tai hại, đó là họ không nhận ra Chúa Giêsu từ đâu mà đến và Chúa đến thế gian để làm gì. Hay nói đúng hơn là họ không muốn nhận ra. Đứng trước một lối hiểu biết như thế, buộc lòng Chúa Giêsu phải hỏi những người Do Thái và chính Chúa đã phải tự trả lời cho họ biết sự thật về Chúa.
"Các ông biết gì về tôi? Các ông biết tôi từ đâu đến à? Tôi không tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật, các ông không biết Người. Còn tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi"
Quả thật, điều chính yếu để nhận ra Chúa Giêsu thì họ không muốn biết, còn trái lại những chuyện nguồn gốc bình thường thì họ lại tìm hiểu quá rõ.
Khi nhìn vào cuộc sống của chúng ta, đôi khi sự hiểu biết của người Do Thái về Chúa Giêsu cũng là cách hiểu của chúng ta về Chúa. Có quá nhiều điều mà chúng ta đã lo lắng, đã bận tâm đã đi tìm hiểu hay tìm kiếm. Còn điều chính yếu là tìm kiếm Chúa thì đôi khi chúng ta lại bỏ qua, hoặc có đi tìm kiếm thì chỉ là sự qua loa, chiếu lệ. Đúng là khi nói về người ta thì cũng hãy nhìn lại chính mình.
Vì thế, xin cho mỗi người chúng ta đừng dẵm lên vết xe đổ của người Do Thái, nhưng luôn biết tìm Chúa, sự tìm kiếm qua việc siêng năng lắng nghe lời Chúa, siêng năng suy niệm lời Chúa, để nhờ đó chúng ta mới biết thật về Chúa, và cũng nhờ đó mà trong cuộc sống đầy ồn ào náo nhiệt này, chúng ta sẽ gặp gỡ được Chúa. Amen.
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
Đang truy cập65
Máy chủ tìm kiếm4
Khách viếng thăm61
Hôm nay7,313
Tháng hiện tại195,849
Tổng lượt truy cập15,482,739
GIỜ LỄ
Lễ ngày thường Buổi chiều lúc 18h30 Lễ Chúa Nhật Chiều thứ 7 lúc 18h30 Sáng chủ nhật lúc 8h00 Những thời gian lễ khác sẽ được Cha Chánh Xứ thông báo.