SUY NIỆM HẰNG NGÀY
NGÀY 04/04/2018
THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 24: 13-35)
Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmau, cách Giêrusalem sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói chuyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: “Các ông có chuyện gì, vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?” Một người tên là Clêopas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay. Chúa Giêsu hỏi: “Việc gì thế ?” Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu, quê thành Nagiarét, Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đẽ bắt nộp Người để xử tử và đóng đdinh Người vào thập giá. Về phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rỗi. Nhưng mấy người phụ nữ trong hóm chúng tôi, thật sự đã làm ho chúng tội lo sợ. Họ đền mồ từ tảng sáng và không thấy xác Người. Họ trở về nói đã thấy Thiên Thần hiện ra bảo rằng: “Người đang sống”. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời ác người phụ nữ đã nói, còn Người thì họ không gặp”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói. Chớ thì Dấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao ?” Rồi Người bắt đầu từ Môisê đến tất cả các tiên tri, và giải thích cho hai ông tất cả những lời Kinh Thánh nói về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn ăn, Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ liền sáng ra và họ nhận ra Người. Đoạn Người biến mất.Họ nói với nhau: “Phải chăng tâm lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh thánh cho chúng ta đó sao ?” Ngay lúc ấy, họ chỗi dậy trở về Giêrusalem và gặp mười một tông đồ và các bạn đang tụ họp. Hai ông bảo họ: “Thật Chúa đã sống lại và hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
SUY NIỆM
Câu chuyện về hai môn đệ trên đường Emmaus là một đoạn văn lột tả được tính chân thực của tâm trạng hai môn đệ. Ngay từ đầu tác giả cho biết Emmaus cách Giêrusalem độ 11 dặm. Họ rời khỏi Giêrusalem, đến một ngôi làng nhỏ. Họ đi và bàn tán, họ đến ngôi làng và trời đã tối... Tất cả những thủ thuật ấy gợi lên điều gì?
Rời khỏi Giêrusalem là rời khỏi đền thánh, nơi Thiên Chúa hiện diện, theo quan niệm Do Thái. Họ rời khỏi nơi đó vì người ta đã giết chết ông Giêsu. Họ bỏ về Emmaus vì họ thất vọng. Chúa đã chết và không còn Chúa ở Giêrusalem nữa. Họ không còn hy vọng gì, cả về chức vị trần thế mà chắc họ đã mơ tưởng, và cũng không hy vọng gì về mặt tôn giáo. Quyền lực thế gian đã thắng thế, trung tâm của tôn giáo ở GIêrusalem đã bị chiếm đoạt. Họ rời khỏi nơi đó vì lánh nạn, về vườn hay muốn buông suôi sau thời gian theo đuổi nhưng bây giờ đã hoàn toàn thất bại. Tâm trạng và ngôn ngữ họ cho thấy đã hy vọng rất nhiều nhưng bây giờ thì tan tành hết.
Sự tháo chạy của hai môn đệ này; và cả sự tháo chạy của các Tông đồ ngay sau biến cố vườn Cây Dầu trong đêm tiệc ly đã được Chúa báo trước. Và được lập đi lập lại rất nhiều lần. Vì sao họ vẫn chưa mở lòng trí ra để hiểu. Trình thuật hôm nay giải thích cho chúng ta điều đó. Khi họ rời khỏi trung tâm, họ mang theo tâm trạng ê chề, thất vọng, vì họ nghĩ không còn Chúa nữa. Nhưng khi Chúa hiện đến đi với họ, giải thích Thánh Kinh cho họ, đồng bàn với họ, họ hiểu ra và quay về. Chúa phục sinh là một hiện thực, và bây giờ không giới hạn một không gian là Giêrusalem hay một nơi nào đó. Tất cả mọi nơi đều có Chúa, Người hiện diện siêu nhiên, ở đây và ở kia, đến để nói cho chúng ta. Trở về Giêrusalem là để quy tụ hiệp thông với các Tông đồ. Sự ra đi và trở về trở thành mấu chốt của sứ vụ rao giảng. Ra đi có thể mệt mỏi, có thể chất đầy những ưu tư, xa chốn phồn hoa, nhưng ra đi để có Chúa đồng hành, đến để giải thích cho chúng ta lý do ra đi, lý do của sứ vụ, lý do của việc phục vụ và sự cao cả của sứ mạng. Quay về để cùng nhau làm cho lời chứng của chúng ta trở nên hùng hồn, hiệp thông hơn.
Lạy Chúa, trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng, xin cho chúng con biết ra đi mạnh dạn để được Chúa nói và được nói về Chúa. Nhưng cũng xin cho chúng con biết quay về để hiệp thông duy nhất và hoàn toàn với Giáo Hội Chúa. Amen.