THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Nhật XXIV Thường Niên A

Thứ bảy - 12/09/2020 20:05
Tin Mừng Mt 18: 21-35: Dụ ngôn mà Chúa nói với chúng ta phải hiểu theo một cách khác, đó là sự tha thứ đó phải nhìn trong tương quan cả hai bên. Nghĩa là chúng ta đặt mình vào vai người có tội và cả vai người ban ơn, giống như ông vua cư xử với đầy tớ và đầy tớ cư xử với kẻ khác mắc nợ mình.

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN A

NGÀY 13-09-2020

 


Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 18: 21-35

21 Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? "22 Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.23 Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách.24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng.25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ.26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”.27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: "Trả nợ cho tao!"29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: "Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”.30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện.32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta,33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?"34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Suy niệm
 

Hằng ngày, không ít lần chúng ta lỗi phạm đến người khác, cũng như chứng kiến bao nhiêu lần người khác lỗi phạm đến mình. Chúng ta cũng sẽ có phản ứng giống Phêrô trong Tin Mừng hôm nay. Rằng tôi phải làm gì? Tôi phải tha thứ cho anh em bao nhiêu lần là đủ? Rồi khi tôi lỗi phạm đến người khác, người khác có tha thứ cho tôi không? 

Khi đụng chuyện, cần tới tha thứ, chúng ta tỏ ra bối rối và lưỡng lự: làm sao mà tha thứ được! Chúng ta nhiều lần thốt lên rằng bản thân mình có giới hạn, lần này là không thể tha được; hoặc là chúng ta nói rằng như thế là quá nhân từ rồi, v.v. Thực ra, mỗi lần người khác cần nơi chúng ta lòng tha thứ, là chúng ta đang ở vị thế của người ban phát. Chúng ta có quyền, chúng ta muốn tha thì tha, không thì thôi. Ngược lại, khi chúng ta cần sự tha thứ, thì mình không phải vị thế của người ban phát nữa, mà là vị thế của người van xin, cần tới lòng rộng lượng của người khác, chúng ta không có quyền quyết định. Trong hai thái cực đó, ở vị thế của người ban ơn, có khi chúng ta độc đoán, uy quyền và muốn định đoạt mọi sự; ở vị thế của người van xin, chúng ta yếm thế, cầu xin, và mình trở nên đáng thương. 

Thực ra, có nhiều chuyện, sự tha thứ có thể nói vượt quá giới hạn của chúng ta. Trong đời sống vợ chồng, sự bất tín lặp đi lặp lại nhiều lần, liệu có thể tha thứ mãi được không? Đó là một ví dụ. Trong đời sống dân sự, sự gian dối, tham nhũng, lộng quyền tràn làn và không có giới hạn, liệu chúng ta có chịu đựng mãi được không? Đó là một ví dụ khác cho thấy nó vượt quá sự thương cảm của chúng ta. Chúng ta không chịu đựng nỗi. 

Chúa Giêsu nói với Phêrô là tha đến bảy mươi lần bảy. Chú giải điều này, chúng ta có thể hiểu là tha đến vô hạn. Hoặc hiểu theo cách khác là tha đến nhiều lần, nhưng bảy mươi lần bảy cũng là con số giới hạn. Đó là cách chú giải theo từng quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không nói rõ là tha đến mức nào, có hạn hay giới hạn. Dụ ngôn mà Chúa nói với chúng ta phải hiểu theo một cách khác, đó là sự tha thứ đó phải nhìn trong tương quan cả hai bên. Nghĩa là chúng ta đặt mình vào vai người có tội và cả vai người ban ơn, giống như ông vua cư xử với đầy tớ và đầy tớ cư xử với kẻ khác mắc nợ mình. Ông vua thì quá rộng lượng, còn đầy tớ với kẻ mắc nợ mình thì quá hà khắc. Câu chuyện này muốn nói với chúng ta rằng: Chúa tha cho chúng ta còn độ lượng và nhiều hơn chúng ta tha thứ cho nhau. Và từ đó Chúa cũng muốn chúng ta sống biết rộng lượng mà tha thứ cho nhau. Nếu hà khắc với anh em, thì Chúa cũng sẽ hà khắc với chúng ta y như thế. 

Lạy Chúa Giêsu, mỗi lần chúng con sai lỗi, Chúa đều tha thứ cho chúng con nếu chúng con biết ăn năn hối lỗi. Chúa không muốn chúng con hư mất. Xin cho chúng con cũng biết rộng lượng tha thứ cho nhau như lời kinh chúng con vẫn đọc hằng ngày. Amen. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay8,507
  • Tháng hiện tại139,294
  • Tổng lượt truy cập15,702,957
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây