IHS
= Jesus Hominum Salvator
(Tiếng Latinh, có nghĩa là Giêsu Đấng cứu độ nhân loại. Người Việt Nam hay gọi là "Gie-su hằng sống" vì có ý nghĩa gần giống với nghĩa gốc).
X và P
= Là 2 mẫu tự đầu của Khristos, trong tiếng Hy Lạp: Khi (X = Kh) và Rô (P = R), tiếng Việt có nghĩa là Đức Kitô, Đấng được Thiên Chúa Cha Xức Dầu, là Đấng Messiah, là Vị Thiên Sai, Là Đấng Cứu Thế.
INRI
= những kí tự viết tắt cho câu viết bằng tiếng Latinh: Iẽsus Nazarẽnus Rẽx Iũdaeõrum, nghĩa là: "Giê-su, người Nazareth, Vua dân Do Thái". Đây là cách người ta chế nhạo Chúa Giêsu, khi Ngài bị đóng đinh, treo lơ lững trên cây Thánh Giá. (Vua mà như thế này đây!!!)
R.I.P
Từ R.I.P” là viết tắt của các chữ: Rest in Peace, gốc tiếng Latinh là Requiescat in Pace, nghĩa là “nghỉ ngơi trong bình an”. Đây là lời cầu nguyện để người đã khuất được an nghỉ, mà không phải chịu khổ đau trong khi chờ đợi ngày phán xét chung. Chắc hẳn bạn vẫn thường gặp thấy chữ “RIP” này trên các bia mộ.
Biểu tượng con cá (Ichthus)
Ngày nay ai đến thăm hang toại đạo Callixtô tại Rôma, có thể thấy biểu tượng “con cá” đã có từ rất xa xưa. Có người nghĩ rằng : các tín hữu muốn họa lại 2 con cá và 5 chiếc bánh được nhân lên cho 5000 người ăn, hoặc bữa ăn với cá Chúa dọn cho các môn đệ, sau phục sinh, trên bờ hồ Galilê.
Thực ra “con cá” được phổ biến trong giáo hội sơ khai dựa trên chữ con cá trong tiếng Hy Lạp là Ichthus.
Bảy ký tự này tổng hợp một danh xưng diễn tả khá đầy đủ về Chúa Giêsu. “Iesous Christos Theou Uios Soter”, nghĩa là Giêsu Kitô - Con Một Thiên Chúa - Đấng Cứu Thế (Jesus Chirst, Son of God, Savior).
Ta nhớ trong chuyện “Quo Vadis”, chàng Licinius nhìn thấy Lygia vẽ con cá trên mặt đất, đã đi tìm hiểu tôn giáo mới và trở thành kitô hữu.
Tertulianô từng viết về bí tích rửa tội : “Chúng ta là những con cá nhỏ, theo hình ảnh của Ichthus, được sinh ra từ nước "
Xmas
Trong dịp Lễ Giáng sinh chúng ta hay thấy người ta thường viết chữ “Xmas” thay vì ‘Christmas.” Một số người đã hiểu sai và cho rằng chữ “X” trong chữ “Xmas” là một ẩn số (x) và đã thương mại hóa ý nghĩa của danh từ ấy.
Thật ra đây là một sự hiểu lầm, bởi vì Kinh Thánh Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, và chữ “X” chính là chữ viết hoa của chữ “C” (chi) (phát âm là “khi”) trong tiếng Hy Lạp, và chữ “C” đó là chữ đầu tiên của chữ “Christos” (Χριστός). Chúng ta thường thấy trong nhà thờ Tin Lành hoặc Công Giáo một tấm vải thêu rất mỹ thuật máng trên bàn thờ hoặc trên bục giảng, đôi khi cũng thêu trên tấm choàng cổ của mục sư hay linh mục, và trên tấm vải đó thấy có thêu hai chữ “X” và “P” chồng lên nhau. Một số tín đồ cũng không hiểu hai chữ đó là gì mà sao lại được thêu và để ở những nơi trang trọng như thế. Đó là hai chữ cái đầu tiên trong tiếng Hy Lạp của danh Chúa, “Χριστός”. Nếu đọc trong tiếng Hy Lạp thì đó là hai chữ “C” (chi) và “R” (rho) (phát âm là “rô”). Chữ “P” trong tiếng Việt của chúng ta chính là chữ “R” trong tiếng Hy Lạp được viết hoa. Cho nên “XP” chính là hai chữ “cr” (chi rho) được viết hoa, và đó cũng là hai chữ viết tắt của danh Chúa “Christos” (Χριστός). Ngoài ra còn một chữ nữa chúng ta cũng thường thấy trên một tấm vải tuyệt đẹp ở bàn thờ, trên bục giảng, hoặc trên tấm choàng cổ của mục sư hay linh mục, đó là tấm vải có ghi các chữ tựa như “ihs”. Đó là cách chuyển âm của chữ “Jesus” (Ἰησοῦς) trong tiếng Hy Lạp ra tiếng Anh; “ihs” tức là Ihs (iota, eta, và sigma). Người ta chỉ viết tắt ba chữ cái đầu tiên của danh Chúa Ἰησοῦς mà thôi.
Tác giả bài viết: Lucia.Anh
Nguồn tin: forum.thanhanhiepthong.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn