Bài đọc I: NĂM LẺ: St 1,1-19
Trong hai tuần, Chúng ta đọc sách Sáng thế. Nó được xếp vào đầu bộ Kinh thánh, dầu vậy, đây là một cuốn sách rất tinh luyện, được trước tác khá trễ, sau cuỗc lưu đày, và dùng những truyền thống cựu trào nhất. Bởi vậy, tác giả không tìm viết những dữ kiện khoa học ông có trong trí nhớ trọn lịch sử Israel, và cố gắng đọc lại các huyền thoại cũ theo ánh sáng các cuộc can thiệp tâm linh: bởi vậy đây là những trang sách, dưới vỏ ngoài những truyện cổ dân gian có hàm ẩn một giáo thuyết văn học sâu sác. Ta cần biết giữ lại các hình ảnh, đồng thời cũng vượt qua chúng để tấn tới ý nghĩa cốt yếu của chúng.
Từ' nguyên thủy, Thiên Chúa đã tạo thành trời đất.
Người ta thường rút ra những từ ngữ này ý tưởng là "thời gian" đã khởi sự với việc tạo thành vật chất, câu hỏi: "Vậy cái gì có trước đó" chẳng có nghĩa lý gì. Bởi vì không có trước khi thời gian chưa khởi sự.
Thiên Chúa không ở trong thời gian, nhưng ở trong vĩnh cửu không có trước cũng chẳng có sau. Đối với Người việc tạo dựng chính là Hôm Nay. Thật đúng khi nghĩ rằng Thiên Chúa không ngừng tạo dựng. Tôi ở trong tay tạo thành của Thiên Chúa.
Đất còn hoang vu trống rỗng, tối tăm bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa bay sà trên mặt nước.
Chiến thắng đầu tiên của Thiên Chúa là thế, là chiến thắng trên "hỗn mang", trên xáo trộn. 'Thực vậy, bất cứ ai nhìn việc tạo dựng mà không có tiên kiến, đều khám phá ra trong đó một kỳ quan do sự sắp đặt của trí khôn mọi sự điều cân đối với nhau, và được hình thành cho nhau...Thực thể nhỏ nhất tùy thuộc mọi thực thể khác.
Lạy Chúa, con muốn tin rằng con có một chỗ trong cái toàn thể này, và con không phải là kết quả của ngẫu nhiên, nhưng mà Chúa muốn có con, ngay trong lúc này, ở vào một điểm trong công trình Chúa, để sống điều gì đó mà một mình con thủ giữ trong kế đồ của Chúa. Xin cảm tạ chớ gì con không quá bất trung.
Hãy có ánh sáng! và có ánh sáng, Thiên Chúa thấy ánh sáng tốt đẹp.
Thiên Chúa, đây cũng là chiến thắng của "ánh sáng" trên "tối tăm", Chúa Giêsu sẽ nói: 'Ta là ánh sáng thế gian ". Người cũng sẽ nói với các Kitô hữu: "Các con là ánh sáng thế gian'.
ánh sáng, tạo vật đầu tiên của Thiên Chúa. Chỉ là một biểu tượng. Đêm cũng tốt, nghỉ ngơi yên hẳn. Nhưng nó gieo sợ hãi, và người ta không thể làm được việc lớn trong đêm, ít nữa là phải biến nó thành ngày bằng ánh sáng nhân tạo. Trái lại, ngày thì an toàn cho: phép làm mọi việc, và sự sống. Buổi sáng, mọi sự thực dậy, và trở mình sống động lại.
Nước...biển... mưa... nguồn... sông... cỏ... cây... hoa... hạt... tinh tú... trời... trăng... sao...
Sau ánh sáng, đầy phát sinh các kỳ quan khác! Tôi dùng thời giờ để nếm htưởng từng thực tại một, và tưởng tượng ra điều trái ngược lại, điều không thể có được, là một thế giới không có một trong các thực tại này: Nó sẽ thiếu sót thực sự đối với mọi cái khác.
Mọi sự Chúa làm đều tốt đẹp và hữu ích. Lạy Chúa con xin cảm tạ.
Trong cái toàn bộ lớn lao này chính tôi, tôi nên tốt đẹp và hữu ích.
Và Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp.
Đây là điệp khúc được lặp lại mỗi cuộc tạo dựng mới. Mạc khải Do Thái, Ki tô giáo nhất định là lạc quan. Chính tội lỗi đã không phá hủy sự tốt đẹp. Căn bản của mọi thực thể bởi tay Chúa mà ra.
Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 V 8,1-7.9-13
Một trong các công trình to lớn Salomon đã thực hiện là hoàn tất một trong các dự định của thân phụ ông, vua Đavít là: xây dựng đền thờ cho Thiên Chúa. Trước khi suy niệm về ý nghĩa thiêng liêng của việc làm này, cần phải hồi tưởng lại lịch sử bi đát của Đền thờ Giêrusalem:
Vào năm 960 trước ĐGK: Salomon xây một đền thờ nguy nga…
Năm 586 trước ĐGK: Đền thờ này bị Nabuchodonsor phân hủy.
Năm 516 trước ĐGK: đền thờ được xây sửa lại khi toàn dân từ đất lưu đày trơ về.
Năm 10 trước ĐGK: Hêrôđê cả xây lại Đền thờ..
Chính trong Đền thờ này. Đức Giêsu lúc 12 tuổi, đã gặp các tiến sĩ luật. Cũng chính nơi đó, Người đến cầu nguyện hàng năm vào dịp hành hương lễ vượt qua.
Chính ở nơi đó Người đọc một số diễn văn quan trọng.
Và Đức Giêsu tuyên bố đền thờ này sẽ bị phá hủy và trong vòng ba ngày Người xây lại.
Vào năm 132: nhiều đền thờ ngoại giáo được dựng nên để tôn kính thần Jupiter.
Vào năm 687: một thánh đường Hồi giáo được xây cất ngay trên địa điểm Đền thờ.
Vào thế kỷ XVI đền thờ Hồi giáo hiện nay được xây cất.
Vua Salomon cung hiến đền thờ lần thứ nhất.
Ngày nay, các người Do Thái đến dướil chân bức tượng than khóc: đó là chính những tảng đá Đền thờ Hêrôđê mà Đức Giêsu đã thấy..
.
Các người Hồi giáo đến cầu nguyện trong thánh đường Omar, được xây ngay trên địa điểm Đền thờ. Và các người Kitô hữu thì cầu nguyện trong nhiều nhà thờ ở Gíêrusalem và các nơi khác, bởi vì đối với họ, sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa chính là thân xác Phục sinh của Đức Kitô Giêsu.
Tôi liên kết với "hiện diện " này,..trong các đền thờ, thế nào?
Nhưng, nhất là, sự gắn bó của tôi với sự "hiện diện này theo cách khác " trong linh hồn các Kitô hữu, trong tâm hồn ra sao?
Đức Giêsu vào đền thờ được Hêrôđê xây lại và hô lên: "hãy phá đền thờ này đi và tôi sẽ xây lại nội trong ba ngày. Người ta đã cho rằng Người nói phạm thượng.
Nhưng đó là đền thờ thân xác Người với thánh Phaolô dựa vào đó để nêu ra câu kết luận: các Kitô hữu cũng là Thân thể của Đức Kitô, nơi Thiên Chúa ngự.
ông Origène, một giáo phụ của Hội thánh, đã nói: "Bạn ở mãi trong đền thờ và không khi nào ra khơi đó. Không cần tìm đền thờ nơi một địa điểm nào. Hãy tìm trong các hành vi, trong cuộc sống, trong thái độ cư xử.
Nếu các việc ấy làm theo ý Chúa, thì dù bạn ở nhà, hoặc ở nơi công cộng ngay khi bạn ở trong rap hát: nếu bạn phục vụ Đức Kitô, thì đó là bạn đang ở trong đền thờ. Bạn hãy tin như thế ".
Salômon truyền kiệu khám vào Đền thờ, không có gì trong khám, trừ hai bia đá lề luật.
Thiên Chúa không thể vật chất hóa được. Không có gì ở trong khám. Không có gì huyền bí cả. Không có gì là bùa phép.
Trong đó chỉ đặt "hai bia đá lề luật": đó là dấu chúng các lệnh Thiên Chúa truyền. Thái độ của loài người là tôn vinh Thiên Chúa. Làm lành lánh dữ... đó là làm cho Thiên Chúa luôn hiện diện.
Bài TIN MỪNG: Mc 6,53-56
Từ cuộc trở về của Nhóm Mười Hai sau khi thi hành sứ vụ (Mc 6,30)... cho đến việc Phêrô tuyên xưng đức tin (Mc 8,29)... Tin Mừng theo thanh Marcô trình bày cho ta hai lớp sự kiện sống đối nhau, mà đề tài có thể được gọi là:
Bàn tiệc mở rộng cho mọi người".
Hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất: 6,30
Vượt qua biển hồ và đi trên nước: 6,45
Tranh luận với Nhóm Biệt phái về các điều cấm kỵ khi ăn uống: 7,1
Tranh luận với Nhóm Biệt phái khi họ xin một "dấu lạ từ trời": 8, 11
Trẩy đi Tyrồ và Siđon: và trong vùng ngoại giáo, Chúa Giêsu đã loan báo về "bánh": chỉ được dành cho người Do Thái ? Hay bàn ăn được mở rộng cho tất cả mọi người?: 7,24
Hoá bánh ra nhiều lần thứ hai: 8, 1
Vượt qua biển hồ: 8, 10
Tiến sang bờ hồ bên kia thuộc vùng dân ngoại và các môn đệ. quên dự phòng bánh nên Chúa Giêsu tuyên bố về men biệt phái: sự quan trọng của những mãnh dư lại! Không có bánh cho mọi người: 8,13
Chữa lành một người: 7,31
Chữ lành một người mù, vừa điếc vừa ngọng: 8,22
Chúa Giêsu và các môn đệ qua biển rồi, các ngài tới miền Giêrêsarétvà ghé bến. Các ngài lên thuyền, tức thì người ta nhận ra, họ liền rảo chạy khắp miền và nghe tin Người ở đâu, thì khiêng những người đau nằm trên chõng đến đó.
Phép lạ hoábánh ra nhiều vừa xảy ra, đã khơi dậy lòng cuồng nhiệt của quần chúng. Người ta có cảm tưởng "Chúa Giêsu và các mòn đệ Người" đang chơi trò ú tim với dân chúng: các ngài có lẩn trốn, vượt qua biển hồ, đi hương này hay hương khác.
Nhưng mỗi lần dân chúng tìm gặp lại các Ngài, Chúa Giêsu các môn đệ không thể thoát khỏi họ. Cần phải chăm sóc họ nghỉ ngơi sẽ để sau. Các môn đệ vừa thi hành sứ vụ trở về. Các ông cần một nơi thanh vắng. Các ông vượt qua biển hồ: dân chúng đã ở đó. Các ông tìm cách chuồn đi cách kín đáo (Mc 6,45). Nhưng vô ích! Dân chúng đuổi kịp các ngài. lạy Chúa, xin ban cho chúng con thái độ sẵn sàng phục vụ của Chúa.
Bất cứ Người vào làng trại hay đô thị nào, người ta cũng đặt các bệnh nhân ở các nơi công cộng, và xin Người cho họ ít là được chạm tới gấu áo Người Và tất cả những ai chạm tới Người, đều được khỏi bệnh.
"Bệnh tật"... Ngày nay, việc chữa lành bệnh tật thuộc phạm vi y khoa. Nhưng những người cổ xưa, thuộc mọi nền văn minh trên thế giới đã gán cho bệnh tật và việc chữa trị một ý nghĩa tôn giáo.
Người ta chạy đến với Thiên Chúa để xin cứu chữa...trong khi ngày nay, phản ứng đầu tiên là kêu bác sĩ. Và đúng như thế.
Con người, với trí khôn được Thiên Chúa ban tặng, phải chiến đấu với sự dữ: giúp đỡ săn sóc cứu chữa. Còn lại là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cũng phải qua bàn tay, khối óc và con tim của con người. Thầy thuốc và y sĩ …ơn gọi tuyệt vời để phục vụ nhân loại.
Phải, bệnh tật và những đau khổ kèm theo, thường đặt con người trong một tình trạng bất ổn đáng sợ: chúng tượng trưng cho tính dòn dỏng của thân phận con người, luôn hứng chịu những nguy hiểm bất ngờ và không dự kiến được.
Bệnh tật mâu thuẫn với ước vọng và tuyệt đối và vững bền ở trong chúng ta: và như thế, bệnh nhân luôn giữ một ý nghĩa tôn giáo, ngay cả đối với con người hiện đại.
Các thầy thuốc không chữa trị chúng ta khỏi tình trạng bất ổn căn cơ này. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có thể làm được điều đó, nhờ Đức tin, trong khi chờ đợi sự chữa lành dứt khoát trong cuộc sống đời sau.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn