CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT LỄ LÁ – NĂM A
Kiệu lá: Mt 21, 1- 11
Thánh Lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 26:14 -27,66
Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải
BÀI TIN MỪNG KIỆU LÁ
CHÚA GIÊSU VÀO THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM
CÂU HỎI GỢI Ý
1. So sánh bản văn chúng ta đây với Mt 1,18-25. Chúng được bố cục như thế nào?
2. Dựa vào bản vằn nào trong Cựu ước mà ta biết việc Chúa Giêsu tạm trú trên núi Cây dầu mang một tính cách thiên sai?
3. Con lừa có ý nghĩa gì trong thế giới Trung Đông cổ thời. Tại sao Chúa Giêsu sử dụng một con lừa chưa bao giờ được dùng?
4. Mt muốn nhấn mạnh tới điều gì khi trích dẫn Dcr 9, 9?
5. Cách gọi Đấng Messia là”Đấng đến”có lạ lùng không? Bản văn nào trong Tin Mừng còn gọi Đấng Messia bằng danh hiệu đó?
6. Hai tước hiệu”Con Đavít”và”Chúa”nằm trong văn mạch nào? và được liên kết với nhau ra sao? (x. Mt 20, 29- 34; 21, 12- 17).
7. Cảnh tiến vào Giêrusalem mặc đầy đủ ý nghĩa trong bối cảnh nào?
Cả bốn Tin Mừng đều tường thuật lại việc Chúa Giêsu vào thành Gìêrusalem. Khác biệt có rất nhiều; một vài cái đập vào mắt ngay từ đầu, vài điềm khác tinh vi hơn, đòi hỏi nhiều chú ý . Mỗi một dị biệt này chỉ có ý nghĩa xét trong toàn bộ cách thức biên soạn mỗi bản văn. Để quán triệt ý nghĩa mỗi một trang Tin mừng, điều quan trọng là phải làm quen với những phản ứng của tác giả, những phản ứng tiềm tàng trọng bản văn và làm cho bản văn đực phong phú nhờ những tiềm năng của chúng. Cũng cần tham chiếu văn mạch để xác định mỗi một yếu tố với toàn thể hệ thống chung.
Dựa vào các nguyên tắc trên, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu bằng cách phân tích ngôn ngữ được dùng trong bốn trình thuật Tin mừng, sau đó sẽ khảo sát mỗi một bản văn trong viễn thông riêng của nó. (Chúng tôi chỉ trích phần liên hệ tới bản văn của năm A (Mt). Về bản văn Mc và Lc, xin xem Chú giải Phúc âm năm B và C. Lời người dịch).
CÁC NGUỒN CỦA MỘT NGÔN NGỮ
Các trình thuật khác nhau về việc tiến vào Giêrusalem sử dụng cùng một ngôn ngữ chung, gồm nhiều nét có tính cách biểu tượng và văn hóa, mà chúng ta trước hết phải phân tích ra. Kết quả của cuộc phân tích này, cho dù khiêm tốn đến đâu, cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn mỗi một”hệ thống”Tin Mừng động lực nội tại của nó.
1. Núi Cây dầu và Đấng Messia.
Dưới ánh sáng của các quan niệm Do thám đương thời, việc Chúa Giêsu đến và tạm trú trên núi Cây dầu có thể mang một tính cách thiên sai. Bản văn sau đây của Dacaria Đệ nhị có thể là khởi điểm của một truyền thống hoặc là chứng tá của một niềm tin liên hệ tới Đấng Messia:
"Ngày ấy, Ngài sẽ dừng chân trên núi Cây dầu, núi đối diện với Giêrusalem về phía đông. Núi sẽ bị xẻ ra chính giữa từ đông sang tây, làm thành một thung lũng thật lớn .."(14,4).
Những lời này mô tả việc Giavê đích thân can thiệp trong trận chiến cánh chung mà Giêrusalem sẽ là chiến trường (x Ed 11 ,23).
F.Josèphe, sử gia Do thái nổi tiếng và đương thời với các tác giả Tin mừng, đã làm âm vang cho trào lưu tư tưởng này trong một đoạn cuốn Antiquités judaiques: Lúc bấy giờ có một người Ai cập tự xưng là ngôn sứ đến tại Giêrusalem và khuyên bảo dân chúng cùng với ông tiến lên núi được gọi là núi Cây dầu đối diện với thành phố, cách xa năm dặm. Thật vậy, ông đã nói với dân chúng rằng: chính từ đó ông muốn cho họ thấy là theo lệnh truyền của ông, các bức thành của Giêrusalem sẽ sụp đổ và ông hứa sẽ khai thông cho họ một lối đi”(XX, 169- 170).
Như thế, vào thời Chúa Giêsu và các tác giả Tin mừng, có lẽ sấm ngôn của Dacana 14,4 đã được liên kết với các cách trình bày quen thuộc về biến cố thiên sai. Trong. sách chú giải (midrash haggadique)”Sepher Eliyahu”thời sau đó, người ta nhắc lại vai trò quan trọng của chương 14 Dcr giữa các bản văn thiên sai khác của Cựu ước; mà trong chương này, núi Cây dầu (c.4) là trung tâm điểm. Như vậy, người ta thấy ngay là việc Chúa Giêsu cùng với các môn đồ lưu lại trên núi Cầy dầu, trong trình thuật Mc về sứ vụ tại Giêrusalem (11, 11tt), mang một ý nghĩa thiên sai thực sự.
2. Bêthania là Bethphagé.
Cũng như vị trí địa dư của chúng, nguyên ngữ của hai địa danh này thật giúp rất nhiều cho việc tìm hiểu bản văn. Bêthama (hy bá: Beti-am) có nghĩa là”nhân của người nghèo", (của người khiêm nhu”hay”của người đau khổ": trong văn mạch của Mc nói về việc tiến vào Giêrusalem (nghĩa là toàn thể trình thuật Khổ nạn), các nghĩa của địa danh này rất thích đáng. Dù được dân chúng hoan hô, Chúa Giêsu vẫn không dừng lại tại Giêrusalem mà chỉ đi qua; ngay buổi tối chiều (ngày vào thành long trọng (Mc 11, 11), Người lui về Bêthania.
Bethphagé (tiếng Aram: Bet-paggo) có thể hiểu là”nhà của trái vả": đây là một dữ kiện khác cần chú ý, nếu ta biết trong, trong Mc, những đoạn nói về việc vào thành Giêrusalem và việc trú ngụ ban đêm ở Bêthania được tiếp nối bằng đoạn nói về cây vả không trái (11, 12- 14).
3. Con lừa.
Ở Trung đông cổ thời, con lừa được liên kết với các thần thoại và tế tự của nhiều thần linh: Chẳng hạn thần thoại Ai cập về Typhon (hay sét), thần dữ: đối thủ của Osiris, thần linh: Con vật linh thánh của Typhon là con lừa, và vị thần đôi lúc cũng được trình bày như một người có đầu lừa. Lừa cũng là con thú thần. Dionysios cưỡi.
Trong Cựu ước, con lừa có mặt trong nhiều trình thuật về truyền thuyết các tổ phụ; nó cũng là con vật để vua cưỡi và từ đó là con vật để Đấng Messia cưỡi. Cần phải trích dẫn hai bản văn đã được truyền thống Do thái giải thích thời chiều hướng thiên sai: sấm ngôn của Giuđa trong St 49, 11:”Người cột lừa con vào gốc nho ...”và Dcr 9, 9: này đây vua ngươi đến với ngươi, Người công minh, chiến thắng khiêm tốn và cưỡi trên một con lừa".
Văn chương chú giải (liuérature miđrashique) đã liên kết hai bản văn này trong các bài giảng giải về Đấng Messia và về việc Người giá lâm. Ta có thể đọc thấy trong Bereshit- Rabbah 98 như sau:”Người cột lừa con vào gốc nho ...”(St 49,11). Câu này được các Thầy giải nghĩa là: Thiên Chúa phán:”Ta bị cột vào vườn nho (nghĩa là Israel) và vào trái nho thượng hạng của thành nó (tức là Giêrusalem); một con lừa con, nghĩa là khi sẽ giá lâm Đấng mà người ta (Dcr 9,9) gọi là: khiêm tốn và cái trên lưng con lừa ...”Chắc hẳn những giáo huấn này được viết ra nhiều thế kỷ sau khi các Tin Mừng đã được biên soạn, nhưng các phản ứng thần học, vốn đã ảnh hưởng đến việc hình thành và truyền đạt các giáo huấn đó, chắc hẳn là xa xưa và đồng thời với những thập niên sau cùng của ách sử Đền thờ Đệ nhị. Vì thế chúng cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn việc hình thành trình thuật của chúng ta.
4. Con vật linh thánh, chưa bao giờ được dùng.
Chi tiết này chỉ được Mc và lê minh nhiên ghi nhận. Nhờ ánh sáng của khoa lịch sử các tôn giáo, người ta thấy được tính cách linh thánh của một con vật chưa bao giờ được sử dụng. Con vật được dùng cho việc hy tế hay cho những việc thánh, phải là trinh nguyên, chưa bị sứ dụng cách trần tục. Văn chương ngoại giáo làm chứng điều đó, như đoạn”Metamorphoses”của Ovide sau đây:
Phoebus nói cùng con của Agénor rằng: Ngươi sẽ gặp trong các cánh đồng trơ trụi một con bò cái tơ chưa bao giờ mang ách và kéo cày. Hãy theo đường nó đi, và, trong các cánh đồng đầy cỏ xanh tươi nơi nó nghỉ ngơi, ngươi hãy đào móng xây thành lũy và đặt tên là Béotienne".
Mệnh lệnh Chúa Giêsu ban cho các môn đồ có thể xuất phát từ một văn mạch như thế. Nhưng nhất là nó trực- tiếp cảm hứng từ pháp chế Thánh kinh như ta đọc thấy trong Ds 19, 2 (Một con bò cái ... không tì ố, tật nguyền, và chưa bao giờ mang ách ...), Đnl 15 ,19; 21, 3; 1 Sm 6, 7 .
5. Âm vang những cuộc đăng quang trong Thánh Kinh.
Trình thuật Tin Mừng về việc vào thành Giêrusalem gợi nhớ nhiều bản văn Cựu ước, như 2V 9, 1 3: lập tức, họ lấy áo trải ra dưới chân ông trên đầu thềm cấp. đoạn thổi tù và và hô lớn: Giêsu là vua". nhưng nhát là IV 1, 33, trong đó Đavít ban các lệnh liên quan đến việc tấn phong Salomon:”Hãy đem theo đội thị vệ, hãy đặt Salomon con ta ngồi trên (epibibasate) con la riêng của ta mà hộ giá xuống Gihôn".
Động từ”epib.ibazô”(đặt lên trên) chỉ tìm thấy trong Tân ước nơi Luca và Công vụ sứ đồ (Lc 10, 34; 19, 35; Cv 23, 24). Động từ này còn có trong, trình thuật của Luca nói về việc vào thành Giêrusalem (19, 35):”Họ để Chúa Giêsu cỡi lên”(epibibazan). Còn ba thánh sử kia viết:”người ngồi”(ekathisen; Mt 21, 7; Mc 11, 7; Ga 1,14).
6. Việc”giá lâm”của các hoàng đế Hy La.
Không thể tách rời Mc 11, 1- 10 và các bản song song khỏi bối cảnh các cuộc tiếp đón hoàng đế trong các đô thị Hy lạp. Đoạn văn sau đây, trích từ cuốn”Guerre des Juits”của F.Josèphe, là một mẫu điển hình.
Khi biết Titus gần đến, dân Antiokia vui mừng, không chịu ở lại trong thành; tất cả đổ xô ra đón (épi tôn hypantêsin) hoàng tử. Họ đi gần 30 dặm, và không chỉ đàn ông thôi, nhưng cả đàn bà và con nít nữa. Khi thấy Titus tiến đến, họ đứng hai bên đường, vừa đi vừa chúc tụng”(VII, 100- 104).
Thành ngữ”ra đón”được lấy lại hầu như nguyên văn trong trình thuật của gian nói về việc vào thành Giêrusalem (Ga 12, 13:”ra đón Người”, eis hypantê sinautôi; x. Mt 8, 34 và 25, 1).
Trong thế giới Hy La, một cuộc tiến vào như thế là một phần trong nghi lễ”Giá lâm”(Parousia), việc nhà vua chính thức thăm viếng một tỉnh hay một thành phố. Vào thời mà việc tôn thờ hoàng đế được thiết lập, từ ngữ này mang một ý nghĩa vừa chính tri vừa tôn giáo. Trong chiếu chỉ của một thành phố thuộc vương quốc Pergame, chiếu chỉ ra lệnh phải long trọng đón tiếp vua Attale III ( 138- 133 trước công nguyên), có đoạn viết:”Các tư tế nam nữ đã nói ở trên phải tiến ra đón hoàng đế. Vì thế, Lucien Cerfa.ux đã có thể bảo:”Nghi lễ của những cuộc nhập thành long trọng tự nhiên cho Kitô hữu những hình ảnh giúp họ hình dung việc giá lâm của Chúa. Việc Chúa chúng ta tiến vào thành Giêrusalem có cùng những tính cách của việc Đấng Messia viếng thăm kinh đồ của Người”(Le Christ đanh la théologie ae saint Paul, Paris).
7. Hosanna.
Các câu 25 và 26 của thánh vịnh 118 đều được cả bốn thánh sử trích dẫn và được sửa chữa theo quan niệm riêng mỗi vị (Mt 21, 9; Mc 11, 9; Lc 19, 38; Ga 12, 13). Thánh vịnh 118 là Thánh vịnh cuối cùng của kinh”Hallel", tên mà một hội đường xa xưa gán cho một nhóm thánh vịnh (113- 118) dùng để”ca tụng”Thiên Chúa trong một vài đại lễ, hành hương (dịp lễ Vượt qua, Ngũ tuần, trong 8 ngày Lễ Lều và Cu.ng hiến), vào lúc hy tế ban sáng. Tiếng hát của kinh”Hallel”đặc biệt đánh dấu những cuộc hội hè ngày. Lễ Vượt qua, nhất là nghi thức bữa ăn (x.Mt 26, 30; Mc 14, 26).
Trong dịp Lễ Lều, bài ca này mang một vẻ rất long trọng. Sau một vài câu, cả cộng đoàn lắc”luiab”là bó hoa gồm nhiều lá dừa và lá liễu, theo như Lêvi 23,40 (các nhánh của”lulab”đôi lúc được gọi là”Hosanna"). J.T.Nelis viết:”Về thời Tân ước; tập Sukkat còn giữ lại cho tá một vài tập tục đặc biệt. Trước hết, người ta lắc”lulab". Nghi thức này xảy ra lúc hy tế ban sáng, trong khi các thầy Lêvi xướng kinh Hallel bắt đầu bằng Thánh vịnh 118, và khi họ hát đến câu 25 và 28 của Thánh vịnh đó, x.2Mcb 10,7”(Dictionnaire enoyolopédique de la Bible, Tumhout. pan, 1960, tr.1798).
"Hosanna”là phiên âm Hy lạp của tiếng ram”hosha-na”dịch từ tiếng hy bá”hoshi'a-(n)na”có nghĩa:”Xin hãy cứu”Tiếng này nói lên lời van nài liên h hay lời tung hô có tính cách phụng vụ. Trong Lễ Lều, đó là lời cầu đảo trời đổ mưa; nhưng trong văn chương Tin Mừng, đó là tiếng ngợi khen.”Như Hallelula, Hosanna là một . trong những thuật ngữ của phụng vụ Ki-tô giáo thời biên soạn Tin mừng", P. Bonnard đã viết như thế (L'evangile se lon saint Matthieu, Neuchâtel, 1963, tr 304).
8. Đấng đến.
Phân từ này (ho erchomenos) chỉ xuất hiện trong một câu trích dẫn; dầu sao nó vẫn nổi bật trong trình thuật tiến vào Giêrusalem. Cũng như trong Mt 11, 2 và Lc 7, 19 (việc Gioan sai các môn đồ mình đến cùng Chúa Giêsu), kiểu nói nây chắc chắn nhắm đến Đấng Messia.”Tuy nhiên cách gọi Đức Méssia như là”Đấng đến”không phải là thường xuyên; người ta tự hỏi phải chăng nó phản ãnh một quan niệm thiên sai nựng biệt nào đó”J.Dupont đã viết thế, sau khi đa đưa ra một bản điều tra chi tiết về các”nguồn phệu của từ ngữ này (L'ambassade de xoan Baptiste, Mt 11,2-6; Lc 7,18-23 trong NRT 88, 1961, tr. 814). Được dùng làm tước hiệu của Đấng Messia một cách nào đó, phân từ này chắc chắn đã góp phần, trong trào lưu sống động của truyền thống, vào việc móc nối St 49,10-11 ("Vương trượng không rời xa Giuđa ... cho tới khi đến ... Người cột lừa vào gốc nho:..") với Dcr 9, 9 ("Này đây vua ngươi tiến đến cùng ngươi ...”.
9. Lá vạn tuế
Chỉ trình thuật Gioan đề cập đến lá vạn tuế. Như đã nói, theo Lv 23,40 và các dư âm của nó sau này trong Do thái giáo, những cành lá vạn tuế (kallythra phoinikôn) làm thành”lulab”được dùng đến trong Lễ Lều (so sánh với Nh 8,15). Liên hệ giữa lá vạn tuế với Lễ Lều Tạm được thấy trên các hình trang trí nhà hội Do thái cổ xưa.
Việc dùng lá vạn tuế có một hếch sử lâu dài, liên hệ tới cổ tiền học, và ý nghĩa tượng trưng của nó thay đổi tùy địa điểm và thời đại. Người.ta thấy hình lá vạn tuế trên đồng tiền của Vespasien và Nerva, đồng tiền kỷ niệm cuộc chiến thắng các người Do thái nổi loạn (năm 70-71). Khi nổi loạn lần thứ hai, người Do thái trả đũa bằng cách khắc lên đồng tiền của họ hình lá vạn tuế, ám chỉ niềm hy vọng dân tộc sẽ chiến thắng. Theo các nguồn văn chương thời kỳ ấy, cây vạn tuế là biểu tượng của Israel; trước cuộc nổi loạn lần thứ nhất (dưới thời vua Hêrôđê Antipas), nó hoàn toàn không có giá trị biểu tượng chính trị nào.
Việc dùng lá vạn tuế trong phụng vụ đưa chúng ta trở lại thời hưng thịnh của chủ nghĩa quốc gia của Maccabê. Tiếng baion (cành vạn tuế) chỉ gặp thấy nơi lmcb 13, 51, trong trình thuật nói về Simon vào thành Giêrusalem cách khải hoàn: dân Do thái vào Thượng đồn ngày 23 tháng thứ hai năm 171 giữa những tiếng hoan hô và cành vạn tuế (mo ta aineméôs hai baiôn) ... vì một đối phương vĩ đại đã bị đuổi ra khỏi Israel".
Còn tiếng phoinix (cây vạn tuế, cây chà là, cành vạn tuế), nếu có được dùng nhiều lần trong Cựu ước, thì trong Tân ước ta chỉ gặp ở Ga 12, 13 và Kh 7, 9. Sách Macabêo thứ hai đề cập đến nó trong nghi thức của lễ Cung hiến, một lễ được thiết lập để kỷ niệm việc thanh tẩy và cung hiến đền thánh sau chiến thắng của anh em Macabêo (x. 1 Mcb 4, 54tt). Nghi thức cố ý bắt chước nghi thức của Lễ Lều Tạm:
"Họ hân hoan mừng lễ 8 ngày theo kiểu Lễ Lều Tạm: Họ cầm những cành cây và lá vạn tuế (phoinikas) mà hát ca vãn dâng lên Đấng đã cho xuôi thuận, thành đạt việc thanh luyện thánh điện của Ngài”(2Mcb 10, 6- 7).
Thành ngữ”cành lá vạn tuế”(Bais phoinikon) của Gioan được gặp lại nguyên văn trong ngụy thư”Di chúc của Nephtali”(5,4- 5). Đoạn ngụy thư này kể lại việc trao lá vạn tuế cho Lêvi như là biểu tượng tẩy quyền của ông trên toàn Israel.
Vậy chắc lá vạn tuế là một biểu hiệu của chiến thắng, của khải hoàn vương đế và của uy quyền Israel; nhưng nhờ được dùng làm”lulab”, nó cũng có tương quan với một vài cử hành phụng vụ.
Kết luận: Việc nghiên cứu ngắn gọn trên đây giúp ta hiểu hơn các ký hiệu văn hóa khác nhau mà bốn trình thuật khải hoàn vào Giêrusalem đã dùng. Mỗi một trình thuật đều đặc sệt màu sắc thiên sai: quang cảnh núi Cây dầu với tất cả những gì mà nó tượng trưng đối với người Do thái đương thời Chúa Gỉêsu, hình ảnh con lừa với các truyền thuyết liên quan đến nó, và kể cả tước hiệu đấng đến". Mỗi một thánh sử thay đổi chút ít màu sắc đó tùy cảm thức và ý hướng' riêng tư của mình. Như Luca phản ảnh hơn các trình thuật cổ xưa về việc đăng quang hay tấn phong trong Kinh Thánh, còn Gioan cảm tính từ những nghi lễ giá lâm”của các hoàng đế hy la.
Là một biến cố thiên sai, cảnh này cũng rõ ràng mặc lấy trong bốn Tin mừng, một đặc tính phụng vụ. Việc trích dẫn thánh vịnh 118 làm liên tưởng đến các đại lễ của Israel và ca kinh hallel. Việc đề cập tới lá vạn tuế, chỉ có nơi Gioan, hình như muốn xác định theo chiều hướng một cử hành có tính cách quốc gia và do đố có tính cách chính trị hơn.
Dù hội tụ hay khác biệt, tất cả những dữ kiện này chỉ là một khai đoạn cho việc chú giải đích thực các bản văn.
TRÌNH THUẬT CỦA Mt 21: 1- 9
1. Hiện tại hóa Kinh Thánh.
Dù cảm hứng trình thuật Mc, trình thuật của Matthêô vẫn khác xa Matcô; tuy nhiên, ông lại có một điểm chung với Gioan là việc dùng nguyên văn một phần DCR 9,9.
Bản đối chiếu sau đây cho ta thấy rõ một trong những nét độc đáo của việc Mt tái diễn tả câu chuyện tiến vào Giêrusalem. Nó giúp ta thấu hiểu cách sử dụng các kỹ thuật, cơ cấu biên soạn mà tác giả Tin Mừng thứ nhất dùng ngay từ trang đầu tiên của tác phẩm.
Mt 1: 18- 25 |
Mt 21:1- 7 |
1. Hoàn cảnh (cc.18-19) Chúa Giê-su Kitô sinh ra thế này Maria, mẹ Người đã đính hôn |
1. Hoàn cảnh (c.1a) Khi họ đã tới gần Giêrusalem và đến Betphagê, ở núi Cây dầu. |
2. Sấm ngôn-mệnh lệnh (cc.20- 21)
Sau khi ông đã quyết tâm như vậy thì này Thiên thần Chúa… |
2. Sấm ngôn-mệnh lệnh (cc. 1- 3)
Bấy giờ Chúa Giêsu sai hai môn đồ và bảo họ rằng:”các ngươi hãy đi đến làng trước mặt các ngươi; và tức khắc các ngươi sẽ gặp cột sẵn một lừa mẹ cùng một lừa con bên cạnh; các ngươi hãy cởi lấy và dẫn về cho Ta. Nếu có ai nói gì với các ngươi. |
3. Trích dẫn Cựu Uớc (cc.22- 23) Sự đã xảy ra tất cả là để được nên trọn điều Chúa đã phán . . . |
3. Trích dẫn Cựu Uớc (cc.4-5)
Điều ấy đã xảy ra là để nên trọn điều đã phán nhờ vị sứ ngôn nói rằng:”Hãy báo cho nữ tử Sion: Này Vua ngươi ... |
4. Thi hành (cc. 24-25)
a-Tỉnh giấc, Giuse
b- đã làm như Thiên thần Chúa truyền cho ông
c - và ông đã rước vợ về nhà; và giữa ông và bà không có… |
4. Thi hành (cc.6-7)
a- Môn đồ đã đi
b- Và làm theo lời Chúa Giêsu đã truyền dạy họ.
c- Họ dẫn lừa mẹ cùng lừa con về, trải áo choàng lên chúng. |
|
|
|
|
Trong hai bản văn trên, Mt sử dụng cùng một kiểu thức, văn chương và giáo huấn. Câu trích dẫn Thánh kinh (3) được đặt giữa sấm ngôn-mệnh lệnh (2) và việc thi hành (4). Kết cấu của phần cuối cùng này (4) chắc hẳn cảm hứng từ những”công thức thi hành”mà ta gặp trong bản Thánh Kinh Hy lạp, chẳng hạn trong Xh 12,35 và G 42,9. Câu cố định của yếu tố b rất quen thuộc với bản 70: ta tìm thấy nó trong Xh 1, 17; 12, 35; Lv 8, 4; Ds 20, 27 v.v...
Việc khảo sát lời trích dẫn này rất ích lợi. Thật ra, đây là một bài thơ được cấu tạo một phần do Is 62, 11 ("Hãy báo cho nữ từ Sion") và phần khác do Dcr 9,9. Bản văn Dcr bị cắt bớt chữ incipit ("Hãy nhiệt liệt nhảy mừng, hỡi nữ tử Sion") và câu:”Người công chính và vinh thắng”(dikaios khi sôizôn autos) là câu trong Dcr đi trước mấy chữ khiêm tốn (praus) và cỡi trên một con lừa". Hơn nữa, câu Dcr 9, 9 do Mt ghi lại không phản ảnh đúng bản Massorètes lẫn bản 70. Như W Grudmann đã viết:”Bản văn của Mt là một bản văn hỗn hợp giữa bản Massorètes và bản 70”.
Việc làm sáng tỏ vấn đề các nguồn liệu của bản văn Dacaria trong Mt không phải là mục đích của bài này. Vả lại gần đây có nhiều cuộc khảo sát bàn đến đề tài đó. Nhưng vấn đề ấy kéo theo nhiều vấn đề khác liên hệ, chẳng hạn như việc Mt tái biên soạn trình thuật tiến vào Giêrusalem nay có tùy thuộc vào lời trích dẫn hay không, hay là lời trích dẫn mang dấu vết của toàn thể văn mạch Tin Mừng của nó? Việc Mt thay đổi chút ít Dcr 9,9 có thể giải thích như là việc trích dẫn phóng khoáng một bản văn Cựu ước được truyền thống sửa lại? Hay những kiểm thay đổi này là chứng tích của một quá trình biên soạn trong đó lối giải thích Kitô học đã ảnh hưởng trên việc đào sâu bản văn Kinh Thánh và trên việc hiện tại hóa bản văn vào trong một giai đoạn của lịch sử Chúa Giêsu? Mỗi nhà chuyên môn về Mt đều có ý kiến riêng về vấn đề này, mà phạm vi vượt hẳn trình thuật nhập thành Giêrusalem rất nhiều. nhưng ta có thể coi giả thiết phong phú nhất là giả thiết cố gắng cho thấy rằng ở đây không thể phân biệt công việc thần học và công việc văn chương.
Dù sao, ý hướng của Mt là muốn nhấn mạnh sự tự hạ và khiêm nhu của Chúa Kitô khi Người tiến vào với tư cách Thiên sai trong thành của Vua cao cả (x.Mt 5,35). Chúa Giêsu là Vua, nhưng trước hết là”vua khiêm nhu”(basileus praus). Chính một vị vua như thế mà phúc thật của”những người hiền lành”(pracis) trong Mt 5, 5 nhắm tới đầu tiên. Vị vua này cũng tuyên bố”Ta hiền lành (praus) và khiêm nhượng trong lòng”(Mt 11, 29). Chúa Giê-su tiến vào Giêrusalem để tấn bi kịch khổ nạn được thực sự diễn ra, vì nếu không có tấn bi kịch này, Người sẽ không thể là vua đích thực. Ta hiểu Mt đã muốn”Kitô hóa”đến chừng nào sấm ngôn của Dcr 9,9, sấm ngôn rất quen thuộc với người Do thái. việc bỏ câu”Hãy nhiệt liệt nhảy mừng hỡi nữ tử Sion”làm mất đi nét vui tươi; nhưng bù lại, việc thay thế bằng những lời đầu tiên của Is 62, 11 gợi lên cái nhìn cánh chung về Giêrusalem được phục hưng mãi mãi (Is 60, 1-62, 12), ngay trong lúc Chúa Giêsu chuẩn bị chịu đau khổ tại thành đó.
2 . Hai con vật , một thú để cưỡi.
Khó khăn lớn nhất của trình thuật Mt là sự có mặt của hai con vật:”lừa mẹ”và”lừa con”(cc.2.5.7). Sấm ngôn Dcr 9,9 chắc chắn chỉ nói đến một con vật thôi. Trong tiếng hy bá, hai từ ngữ”lừa”và”lừa con”(hamor và ir) đều là giống đực (trong hy ngữ, onos có thể là giống đực hay giống cái): từ ngữ, thứ nhất chỉ con vật đã lớn, có thể dùng; từ-ngữ thứ hai chỉ con vật còn tơ, chưa được sử dụng. Có người phỏng đoán Mt đã không am hiểu cách chơi chữ của câu thơ sêmita, đã bỏ quên lối song đối và cho là có hai con vật, mẹ và con, trong lúc tác giả nguyên thủy chỉ thấy là một con thôi, một con được nhìn dưới hai khía cạnh khác nhau 'nhưng bổ túc cho nhau: lợi ích và trẻ trung. Cho nên cách đọc sai lầm bản văn ngôn sứ này đã có ảnh hường trên việc soạn thảo trình thuật và kéo theo việc nói đến hai con vật. Thế nhưng nếu giả thiết rằng Tin Mừng Mt đã được viết cho ki tô hữu gốc Do thái, thì lập trường này gặp khó khăn; là vì trong những chú giải khác nhau về Dcr 9,9, Do thái giáo của các giáo sĩ chỉ thấy y một con vật thôi (như Gioan).
Đàng khác không chắc chữ onos của câu trích dẫn (mà ta có thể dịch”lừa đực”hay”lừa cái, lừa mẹ”cũng được) có thể đồng hóa với chữ onos của trình thuật, ở câu 2, là chữ rõ ràng ở giống cái. Hơn nữa, khi chọn cách đọc”con vật chở đồ”nghĩa là chọn cách đọc của bân Massorètes, chứ không theo cách đọc của bản 70 lừa tơ", neo), là người ta muốn nhấn mạnh đến khả năng hữu dụng của con vật, trong trường hợp lừa con. Vậy nếu đọc”lừa”chứ không đọc”lừa mẹ”trong câu Mt trích đẫn Dcr, người ta sẽ thấy ý nghĩa của lối đong đối: đó chỉ là một con vật duy nhất, có thể được con người sử dụng, nhưng thật sự chưa bao giờ được sử dụng (lừa con), vì biến cố thiên sai đặc biệt thiêng thánh này đòi hỏi thế. Chính đặc tính sau cùng này của con lừa là điểm mà Mc đã nhấn mạnh tới ("một lừa con ... mà chưa ai ngồi lên"). Trong trình thuật của ông (c. 2) khi nhắc đến con mẹ bên cạnh con vật, chắc chắn Mt không có ý hướng nào khác hơn là nhấn mạnh đặc tính linh thánh của lừa con.
Tuy nhiên, vẫn còn có một khó khăn: ở câu 7, các môn đồ trải áo trên hài con vật và Chúa Giêsu ngồi trên cả hai cơn cùng một lúc. ở đây, ta thấy rõ là không nên đánh giá sự mạch lạc của một trình thuật Tin Mừng nguyên theo những tiêu chuẩn. Thật sự hợp lý. Do tính chất năng động của bản văn, phải đặt các kiểu nói vào trong một hệ thống sâu xa hơn thì mới thấy- chúng mạch lạc. Ta cũng đừng quên là số”hai”được Mt đặc biệt ưa chuộng. Tác giả Tin Mừng ở đây phải chăng không bị thúc đẩy bởi cùng những phản ứng đã khiến cho ông kể đến hai người bị quỷ ám ở Gađara (8,28) và hai người mù ở Giêricô. (20,20- 34) sao? Khi đọc bản văn, ta phải tìm cho ra, một cách nào đó, các tiềm năng của những phản ứng này.
3.”Con Đavít”là”Chúa".
Ngay từ câu đầu tiên, Mt đã in lên trình thuật của chúng ta một dấu vết văn chương riêng biệt của ông. Trước hết, ba động từ được dùng đều ở thì aoriste (ôggisan;”tới gần"; êlthon,”đến"; aposteilon,”sai"). Công thức”bấy giờ Chúa Giêsu”(toe Jêsous) cũng là riêng của Mt. Nó thường đi theo hoặc”Chúa Giêsu”hoặc một động từ là chủ từ là”Chúa Giêsu".
Những nhận xét sơ khởi này cho thấy rằng, nhờ vài điểm sửa chữa thêm bớt ấy, thánh sử đã muốn nối kết một cách mạch lạc cảnh vào thành Giêrusalem với đoạn văn những người mù thành Giêricô ngay trước đó. Trong trình. thuật phép lạ chữa lành này (Mt 20,29-34), việc đề cập đến”dân chúng”(ho ochlos, 20,3 1; Lc 18, 39 thì viết:”những kẻ đi trước”) là mũi tên nhắm đến việc tiến vào Giêrusalem. Nơi Mt 21, 1- 9, trước hết người ta gặp lại”dân chúng rất đông đảo”(c.8); rồi”dân chúng kẻ trước người sau”(c. 9; có nghĩa là:”tất cả mọi người đã đi theo Chúa Giêsu không trừ ai”) Cũng như hai người mù, đám đông này”kêu lên”(ekrason, ở thì imparfait chứ không ở aoriste):”Con Đavít"; chi tiết riêng của Mt này (xem những công thức khác biệt trong Mc 11, 9-10 và Lc 19, 38) nhấn mạnh đến các mối liên hệ mật thiết và sâu xa giữa Mt 20,29- 34 và Mt 21, 1 . Đó là hai giây phút long trọng đánh dấu hai giai đoạn của cùng một cuộc đăng trình: một trên con đường từ Giêricô đến Giêrusalem, hai vào lúc nhập thành Giêrusalem.
Giai đoạn thứ ba của cuộc đăng trình này - ăn khớp với việc tiến vào Giêrusalem - đó là Đền thánh. Mt loại bồ tất cả mọi bản văn trung gian giữa việc tiến vào Giêrusalem và việc liến vào đền thánh giai thoại cây vả không sinh trái được đưa về sau trong Mt 21 ,18- 19: so sánh với Mc 11, 12- 14) để hai giai đoạn này - hoặc là ba nếu kể cả cảnh người mù thành Giêricô = được kế tiếp và móc nối hoàn toàn với nhau. Trong đoạn về đền thánh, Mt đưa vào hai yếu tố riêng của ông: việc chữa lành”những người mù lòa và què quặt", đối lại với 2 Sm 5, 6- 10 trong một hình thức chú giải, và giai thoại lũ trẻ hoan hô Chúa Giêsu bằng tiếng kêu:”con Đavít". Như thế, bản văn được nối kết một cách sâu xa với hai đoạn văn đi trước nó vậy.
Điều đáng chú ý ở đây không phải là sự hiện diện của các trẻ nhỏ, nhưng là nội dung của lời chúng hoan hô ("Con Đavít"), là địa điểm xảy ra lời hoan hô (Đền thánh, trung tâm thành của Vua cao cả), và là việc quy chiếu mặc nhiên nhưng đích thực vào thánh vịnh 8:”Lạy Chúa (Kyrie), Chúa chúng con, danh Chúa thật đáng chúc tụng trên toàn trái đất là chừng nào. ...”(c.2 bản 70). Người ta gặp lại việc liên kết tước hiệu”Con Đavít”và”Chúa", việc liên kết đã thấy có trong lời nài van của hai người mù ("Lạy Chúa, lạy Con Đavít, xin thương xót chúng tôi"), việc liên kết mà trình thuật tiến vào Giêrusalem đã làm nổi bật một cách chói lọi. Không phải chính trong cuộc tiến rước có tính cách phụng vụ theo ba giai đoạn này, trong cuộc hành hương được kết thúc với lễ Đăng quang của Đấng Messia trong cung"điện duy nhất của”Chúa", Thiên Chúa Israel này mà trình thuật tiến vào Giêrusalem mặc đầy đủ ý nghĩa đó sao?
Trình thuật cuộc Khổ nạn sẽ làm cho lễ đăng quang này có đầy đủ ý nghĩa đích thực. Vì thật ra,”Con Đavít”mà người ta tưng hô, trước tiên là một”ông vua ... khiêm nhưỡng”như câu trích dẫn ở Mt 21, 5 đã ám chỉ Người cũng là”Con Người”"tiến lên Giêrusalem để bị nộp”(20, 1 8: loan báo Thương khó lần thứ ba). Và đó là điều cho phép Chúa Kitô, Con Đavít, tự xưng là”Chúa”(Mt 21,3).”Con Đavít”là”Chúa”khi trở nên”Vua khiêm nhường": đấy là ba cao điểm của bản văn này vậy.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Thánh Gioan giải thích cho chúng ta biết: một trong những nguyên do chính của sự bùng vỡ niềm vui và của việc tung hô có tính cách thiên sai này là việc phục sinh Ladarô Chúa Nhật tuần trước). Việc phục sinh Ladarô đã làm dân chúng xao động mãnh liệt, khiến họ chạy từng đoàn lũ đến với Đấng trả lại sự sống cho người đã chết (Ga 12,17-18). Cuộc khải hoàn tạm bợ này sắp đưa đến thảm kịch, vì nhóm Biệt phái băn khoăn giận dữ sẽ dốc toàn lực kết án và xử tử Chúa Giêsu.
2. Chúng ta lặp lại tiếng kêu vui mừng và biết ơn của dân chúng ngày xưa trong Lễ Lá hôm nay và trong mỗi Thánh lễ chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến"). nhưng chúng ta đừng bất nhất như họ, đừng có ý phản bội Chúa Giêsu trong tâm hồn ngay lúc vừa tuyên xưng đức tin trong phụng vụ.
3. Nếu tâm hồn chúng ta được khoác lên vẻ chói lọi của ơn thánh hóa, thì khi cầm cành lá trên tay, chúng ta đã được đứng vào hàng ngũ đông đảo, có tính cách quốc tế của những ngườì được chọn, những kẻ mặc áo dài trắng và tay cầm cành lá đang tung hô Thiên Chúa cùng Chiên Con (Kh 7, 9- 10). Ta đừng làm cho mình bị loại trừ, vì tội trọng', khỏi nghi lễ phụng vụ thiên quốc ấy.
4. Việc Chúa Kitô tiến vào thành thánh một cách khiêm nhường; hòa bình nhắc cho ta nhớ mình phải học đòi bắt chước Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (Mt 11, 29), Đấng không bẻ gẫy cây sậy đã dập, không tắt tim đèn còn ngút khói (Mt 12, 20).
5. Như chủ nhân của đôi lừa, chúng ta hãy để cho Chúa sử dụng tất cả những gì Người cần, ngay cả bản thân chúng ta.
6. Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem để cho tấn bi kịch Khổ nạn xảy ra. Tấn bi kịch đó sẽ làm cho Người thành vị vua đích thực, vua chiến thắng bằng đường lối khiêm nhường, bằng phương tiện đau khổ. Ai muốn chiến thắng với Chúa Kitô muốn cho Đạo Chúa, chân lý Chúa hiển trị, cũng phải dùng đường lối của Người.