THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chú Giải Tin Mừng - Chúa Nhật II Phục Sinh C

Thứ bảy - 27/04/2019 19:30
Tin mừng Ga 20: 19-31: Một mối phúc thật, mối phúc cuối cùng. Người ta không thể trông thấy những thực tại cao cả nhất của Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới đưa chúng ta tới đó. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
Chú Giải Tin Mừng - Chúa Nhật II Phục Sinh C
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

NGÀY 28 THÁNG 04 NĂM 2019

CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH C


" Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến "

Ga 20, 19 - 31


Bài Tin Mừng hôm nay chung cho cả ba năm, nên phần suy niệm chi tiết xin xem lại những năm B và C . Ở đây chỉ thêm vài chi tiết có tính cách thực hành .

1 / Khi sống lại Chúa Giêsu đã cho các môn đệ một chứng cớ có tính cách tiêu cực về sự sống lại, đó là ngôi mộ trống . Nhưng các môn đệ, ngoại trừ Gioan ( Ga 20, 8 ) vẫn chưa sáng mắt ra . Vì thế Chúa lại cho các ông một bằng chứng hữu hình nữa, những tích cực hơn đó là việc Chúa hiện ra với chính các ông . Lần thứ nhất hiện ra không có mặt Tôma, nhưng tám ngày sau Chúa hiện lần thứ hai và có mặt Tôma ( Ga 20, 19 - 31 ) kể từ đó tất cả các môn đệ đều tin vào Chúa Giêsu phục sinh, mà Tôma là môn đệ cuối cùng tin Chúa sống lại . Tuy Chúa sẵn sàng thoả mãn những đòi hỏi của các môn đệ, nhưng bao giờ Ngài cũng muốn nâng các ông lên cao hơn " Phúc cho những ai không thấy mà tin" . Lời hứa này của Chúa Giêsu cho chúng ta nhận ra rằng không một thế hệ Kitô hữu nào sẽ kém ưu ái so với thế hệ đầu tiên . Vì thế chúng ta cảm nghiệm được rằng trong đức tin, chúng ta có thể thấy Chúa và đến gần Người . ( 1 Pr 1, 8 - 9 ) .

2 / Việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ ở đây cho thấy rằng các môn đệ đã gặp lại Chúa Giêsu đang sống . Điều này cũng có nghĩa với chúng ta rằng : hôm nay Chúa Giêsu đang sống và vì vậy Chúa Giêsu đang hiện diện với ta . Cũng như các môn đệ đang họp trong căn phòng đóng kín, hôm nay Chúa Giêsu cũng có thể vượt qua các bức tường và đang ẩn núp bên trong, để hiện ra với chúng ta bằng muôn cách thức khác nhau . Ta có tin và nhận ra như vậy không ?

3 / Chúa Giêsu thường tỏ mình ra qua các dấu chỉ :

Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Người bằng dấu chỉ đầu tiên : nước biến thành rượu ở tiệc cưới Cana Galilê.

- Và lời nói cuối cùng của Ngài là : " Phúc cho ai không thấy mà tin" ( Ga 20, 29 ) .

Vì thế người Kitô hữu chúng ta không chỉ mê say những điều kỳ diệu trong Tin Mừng mà còn phải ham thích những lời giải nghĩa các điều kỳ diệu đó nữa . Qua việc chăm chỉ tiếp xúc với Lời Chúa, chúng ta dễ làm quen với việc đọc ra các dấu chỉ của Chúa trong các biến cố của đời sống ... Hãy tin vào Tôma . Ông thấy dấu chỉ khả giác " Hãy sỏ ngón tay con vào đây, hãy xem tay Thầy..." ông đã nhận ra thực tại với hình mà con mắt xác thịt của ông không thể thấy được, đó là thiên tính của Chúa Giêsu : " Lạy Chúa tôi ! lạy Thiên Chúa của tôi ! " . Hãy nhìn vào Gioan " Ông thấy và ông tin" . Qua ngôi mộ trống ông tin vào việc Chúa phục sinh ( Ga 20, 1 - 19 ) .

4 / Qua bài Tin Mừng hôm nay chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu hiền lành và kiên nhẫn trong việc giáo dục đức tin, thì chúng ta cũng phải kiên nhẫn trong việc đón nhận đức tin, việc chúng ta kiên nhẫn sống đức tin hàng ngày . Vì " Đức tin không có việc làm là đức tin chết" ( Gc 2, 17 ) .

5 / Chúa Giêsu đến trao cho các môn đệ sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao phó cho Người : " Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con" . Ơn gọi của các môn đệ dập theo khuôn mẫu ơn gọi của Chúa Giêsu . Điều này đòi hởi chúng ta muốn sống trọn vẹn ơn gọi của mình thì phải biết chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu Cứu Thế và đón nghe lời Ngài mỗi ngày .

6 / Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn Người . Việc này cho thấy sự liên lạc giữa thân xác Chúa đã chịu khổ nạn và thân xác đã phục sinh, hay việc phục sinh không thể tách rời việc chịu khổ nạn . Và vì vậy việc phục sinh giả thiết phải có Thập giá . Điều này đòi hỏi chúng ta phải làm mới có ăn, có khó mới có công, có chịu khổ nạn như Chúa mới được phục sinh như Người . Vì vậy niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh là động lực thúc đẩy ta vui nhận mọi hy sinh trong đời sống hàng ngày . 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay6,343
  • Tháng hiện tại86,011
  • Tổng lượt truy cập15,086,607
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây