THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Mùa trở về với Chúa

Thứ bảy - 11/12/2021 03:01
Đời sống thiêng liêng là chất liệu làm nên người Ki-tô hữu. Đời sống thiêng liêng ẩn tàng trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Cầu nguyện là hơi thở và là nhịp đập của con tim, giúp người Ki-tô hữu đi vào chiều sâu trong lời mời gọi huyền nhiệm nơi tình yêu Đức Ki-tô. Đây không chỉ đơn thuần là việc làm của lý trí, nhưng phải là hành động cụ thể: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. (Mc 8, 34)
Mùa trở về với Chúa

GÓC NHÌN
MÙA TRỞ VỀ VỚI CHÚA

Jos. Lưu Hành, SDB

Đời sống thiêng liêng là chất liệu làm nên người Ki-tô hữu. Đời sống thiêng liêng ẩn tàng trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Cầu nguyện là hơi thở và là nhịp đập của con tim, giúp người Ki-tô hữu đi vào chiều sâu trong lời mời gọi huyền nhiệm nơi tình yêu Đức Ki-tô. Đây không chỉ đơn thuần là việc làm của lý trí, nhưng phải là hành động cụ thể: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. (Mc 8, 34)

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì sao? Chắc hẳn cũng đầy những thử thách, những khó khăn và cả những bế tắc. Khi ấy, chúng ta như thế nào? Phải chăng là khóc lóc, u buồn? Phải chăng là trốn chạy khỏi thực tại? Thử hỏi, có bao giờ chúng ta cầu xin Chúa, có bao giờ chúng ta thân thưa với Chúa về cuộc sống, về con người và cả những khó khăn ấy của ta chưa? Chúng ta đừng vội than trách, cũng đừng buồn lòng nản chí, vì Thiên Chúa luôn lắng nghe và thấu suốt mọi sự. Chúng ta sẵn sàng tỉnh thức để đợi Chúa đến, để khi Người đến, chúng ta có thể nói với Người về những vui buồn trong cuộc đời này. Trong thư của thánh Gia-cô-bê Tông đồ, ngài có nói đến những ích lợi của thử thách: “Đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn.” (Gc 1, 2)

Mặt khác, cuộc sống ngày nay đem đến cho con người quá nhiều thứ, và những thứ ấy đã chi phối mạnh mẽ đến lời mời gọi của Chúa. Nói một cách đơn giản, thế giới ngày nay đang có quá nhiều tiếng ồn, tiếng ồn đi ngược lại với sự thinh lặng, nó phá vỡ khoảng không trầm lắng của việc lắng nghe tiếng Chúa. Một cách gián tiếp, những tiếng ồn ấy đang kéo người Kitô hữu ngày một xa rời Thiên Chúa. Khi gặp một sự thử thách căng thẳng, chúng ta dễ dàng tìm kiếm sự giải khuây nơi các thú vui của thời đại mới này. Những lúc gục ngã và thất bại, chúng ta cũng dễ bám víu vào kẻ này, người khác. Chúng ta đang muốn tìm sự đồng cảm, tìm cảm giác an toàn; nhưng, chúng ta đang tìm sai địa điểm. Chúng ta phải nhận thực rằng: những thú vui trước mắt dễ lôi cuốn chúng ta hơn là sự tĩnh lặng để gặp gỡ Thiên Chúa. “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?” (Mc 8, 35-36) Rất có thể chúng ta chưa đủ kiên nhẫn để lắng nghe tiếng Chúa, để ở lại lâu hơn với Người. Chúng ta có quá nhiều kế hoạch, quá nhiều dự tính cho cuộc sống, nên chúng ta chẳng còn chỗ để cho Thiên Chúa hoạt động. Mùa vọng là lúc chúng ta sống thái độ tỉnh thức, biết lắng nghe và trở về với nội tâm của mình, để biết từ bỏ mọi thứ bận rộn khác mà dành thời gian cho Chúa, dành thời gian kết hợp với mầu nhiệm Con Chúa Làm người mà chúng ta đang trông đợi.

Ngoài ra, cuộc sống hiện đại và tiện nghi như ngày nay đang dần khiến con người mất đi thái độ kiên trì. Có lẽ chúng ta đã từng nghe về việc một người bạn, nửa đếm đến nhà bạn mình xin ba cái bánh, vì anh có người bạn lỡ đường ghé lại nhà. Và rồi, anh ta đã bị từ chối vì nhiều lý do, nhưng cuối cùng Chúa Giêsu đã nói cho chúng ta biết rằng anh ta đã được toại lòng, vì anh ta cứ lỳ ra đó (Lc 11, 5-6). Nhìn lại cuộc sống mình, đã bao giờ chúng ta cứ lỳ ra đó như cách Chúa Giêsu đã nói chưa? Hay cụ thể là đã bao giờ chúng ta cứ lỳ ra với Chúa hay chưa? Thái độ ấy là cần thiết cho một kẻ kêu xin. Điều ấy thể hiện cho sự thiện chí và thành tâm của kẻ kêu xin. Chắc hẳn Thiên Chúa chẳng nỡ để ta chịu thiệt hay phải ra về tay trắng khi chúng ta chạy đến, kêu xin Người. Thật vậy, sự kiên trì của chúng ta chẳng thể sánh được với lòng nhẫn nại của Thiên Chúa, nhưng sự kiên trì ấy có thể đi vào sâu bên trong lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Sự kiên trì là một biểu hiện cụ thể cho một Đức Tin sống động, thánh Phaolô khẳng định: “Đức Tin được dưỡng nuôi hằng ngày nhờ sự kiên trì.” Chúng ta dễ mất sự kiên trì khi chúng ta gặp thử thách; nhưng chính trong những thử thách ấy, nếu chúng ta vượt qua được, thì sự kiên trì của chúng ta sẽ lớn mạnh và sinh hoa kết quả nơi tình yêu và Đức Tin trong Đức Ki-tô.

Đứng trước những thực tại đó, chúng ta hãy trở nên một con người khôn khéo để chọn lựa những giá trị đúng đắn cho mình. Với tâm tình Mùa vọng, chúng ta mong đợi Chúa đến trong chính tâm hồn mình, trong nơi khô cằn của cõi lòng, và rồi Chúa đến tưới gội nơi khô cạn, lấp đầy mọi khoảng trống trong mỗi người chúng ta. Đặc biệt trong biến cố đại dịch Covid-19, chúng ta bị vướng vào rất nhiều lo lắng và sợ hãi, thì chính lúc này Chúa đến để cứu chữa và giải thoát, đem lại bình an và hạnh phúc đích thực cho con người. Chúng ta hãy sẵn sàng để đón rước Chúa, để chính từng người chúng ta sẽ hiểu rằng đâu là điều quan trọng nhất với chúng ta nagy lúc này. Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người.” (Mc 8, 37, 38) Nếu lắng nghe và đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng ta sẽ được nhiều mối lợi hơn cả, vì gia tài của chúng ta chỉ có và duy nhất nơi Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu, là nguồn mạch và cùng đích mọi sự. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết trao ban toàn thân xác mình cho Thiên Chúa, để nhờ Người, chúng ta có đủ tự tin tiến vào quê trời, nơi dành riêng cho kẻ vì yêu mà đến.

Nguồn: Trang Tin Thế Giới Salêdêng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay5,971
  • Tháng hiện tại85,639
  • Tổng lượt truy cập15,086,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây