THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai tuần IV thường niên C

Chủ nhật - 03/02/2019 18:00
Tin mừng Mc 5: 1-20: Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê-su chữa lành cho một người bị thần ô uế ám, để trình bày sứ vụ cứu thế của Người...
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai tuần IV thường niên C
HOÀN CẢNH:

Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su tỏ bày sứ vụ cứu thế của Người bằng cách dùng uy quyền trục xuất ma quỷ để cứu chữa con người khỏi tội lỗi và sự chết.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê-su chữa lành cho một người bị thần ô uế ám, để trình bày sứ vụ cứu thế của Người.

TÌM HIỂU:

1 "Đức Giê-su và các môn đệ sang tới bờ bên kia …":

- Ghê-sa-ra là vùng của người lương.

-Tin Mừng thánh Mác-cô viết cho người lương trở lại, vì thế ở đây ngài ghi lại việc truyền giáo của Đức Giê-su ở miền Ghê-sa-ra.

- Lần đầu tiên Đức Giê-su tự ý vượt qua ranh giới, và Người tiếp cận với thế giới ngoại giáo của thời Người, Người có dẫn theo Nhóm Mười Hai tới đó.

2-5 "… có một kẻ bị thần ô uế ám …"

Chi tiết này nhằm nghĩa biểu tượng: gợi lên tình trạng thực sự bi thảm của con người chưa được Phúc Am hóa!

Con người đó bị lực lượng bóng tối là ma quỷ làn chủ.

Con người chưa được Phúc Am hóa là một người bị xiềng xích, bị trói buộc, không được tự do, và mất hết phẩm giá.

6-7 "Thấy Đức Giê-su từ đàng xa …":

Sự xuất hiện của Đức Giê-su là thời kỳ khánh tận của ma quỷ. Qủa vậy, dù lực lượng của ma quỷ có mạnh đến đâu đi nữa; "sức mạnh như một đạo binh", cũng bị uy quyền của Chúa khuất phục.

8-11 "Đức Giê-su bảo nó … ":

Chúa tỏ uy quyền trên mọi tạo vật và trên cả ma quỷ, khiến ma quỷ phải khiếp sợ và vâng phục Người.

12 "Người cho phép …":

"Con heo", đối với người Do Thái, là loài vật ô nhơ, ghê tởm; và vì thế có luật cấm không được ăn thịt heo (Lv 11,7-8).

- Nhưng ở đây là đất lương dân, người ta lại nuôi heo như bầy chiên, dê

- Chúa cho phép quỷ nhập vào đàn heo đông tới hai ngàn con và nhào xuống biển chết hết. Sự việc này, xét về mặt vật chất, là một việc uổng phí. Nhưng đối với Chúa, việc cứu vớt một linh hồn, một con người quan trọng hơn nhiều, quan trọng hơn cả số lượng đàn heo đông đảo như vậy.

14-17 "Các kẻ chăn heo bỏ chạy …":

Dân chúng hoảng sợ vì thấy những người bị ô uế ám đã được khỏi và tỉnh táo như người bình thường. Đây là thái độ của một thụ tạo đứng trước thần linh, và đây cũng là sự hoảng sợ của con người trước uy quyền cao cả của Thiên Chúa, và đối với lương dân ở đây thì họ hoảng sợ vì họ chưa thấy, chưa hiểu, chua nhận ra uy quyền của Chúa Giê-su. Cũng như người đau mắt thì sợ ánh sáng chói chang của mặt trời.

17 "Họ nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ …":

Sự hiện diện của Đức Giê-su nơi dân chúng Ghê-sa-ra và phép lạ Người làm là một ân huệ lớn lao. Nhưng dân chúng miền này không nhận ra. Họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ, vì họ thấy Chúa đến quấy rầy cuộc sống yên ổn của họ, làm thiệt hại tài sản vật chất của họ khi cho phép đội binh quỷ dữ nhập vào đàn heo nhào xuống biển chết hết.
Chỉ vì không nhận biết uy quyền cứu độ của Chúa, nên họ đã bám vào của cải vật chất và vì vậy họ không nhận ra ân huệ và lòng thương xót của Thiên Chúa.

18-20 "… người được khỏi quỷ ám nài xin Chúa cho được ở vời Người …":

Đức Giê-su là ân nhân và là Đấng giải thoát người bị quỷ ám ra khỏi tình trạng khốn cùng. Sau khi được chữa lành, anh đã xin Chúa cho anh được theo Người làm môn đệ. Chúa từ chối và sai anh ta trở về gia đình để làm chứng về những gì Thiên Chúa đã làm cho anh vì yêu thương anh. Anh đã mạnh dạn rao giảng cho dân chúng miền Thập Tỉnh về ơn đã nhận được, khiến ai nghe cũng phải sửng sốt.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, qua việc Người chữa lành cho một người bị thần ô uế ám đã khẳng định về sự hiện hữu và sự hoành hành của ma quỷ trong thế giới loài người.

2. Tình trạng người bị quỷ ám được nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay rất đáng thương. Dưới sự kiềm tỏa của thần ô uế, anh ta bị tước mất tình người và bị cách ly với cộng đoàn. Đó là hình ảnh của những ai đang còn sống dưới sự chi phối của ma quỷ. Họ có thể là những người tôn thờ ma quỷ, qua việc sử dụng bùa ngải; hoặc đang sống trong sự chối bỏ Thiên Chúa và chìm đắm trong vòng tội lỗi. Họ có thể là những dân tộc chưa được đón nhận Tin Mừng, đang sống trong tối tăm lầm lạc.

3. Chúa Giê-su thấy rõ tình trạng khốn khổ về thể xác và khốn nạn về linh hồn của người bị thần ô uế ám, nên Người đã chữa lành anh ta bằng cách trừ quỷ ra khỏi anh ta.

Chúa, qua Hội Thánh, vẫn không ngớt cứu chữa những người tội lỗi, dẫn đưa những người lầm lạc trở về với chân lý Tin Mừng, bảo vệ và chăm dóc những người đang sống trong ơn nghĩa Chúa.

4. Chúa không cho người vừa được chữa khỏi bị quỷ ám đi theo Người, và truyền cho anh hãy trở về mà loan báo cho thân nhân về những gì Thiên Chúa đã làm cho anh, và thương anh thế nào.

Người tông đồ trước hết phải là chứng nhân về những gì Thiên Chúa đã làm cho họ khiến họ khám phá ra Người và gặp gỡ Người cách thâm sâu ra sao.

Làm tông đồ trong bậc sống tu trì, nhưng ở đây Chúa cũng đòi hỏi làm tông đồ trong bậc sống gia đình, và giữa lòng xã hội nữa.

5. Việc Chúa Giê-su trừ quỷ ô uế là bằng chứng Chúa khuất phục các sự dữ do ma quỷ gây ra. Điều này trấn an và nâng đỡ chúng ta mỗi khi gặp sự dữ nơi thân xác hay tâm hồn. Chúng ta cậy nhờ vào quyền năng Chúa trong lời cầu nguyện, những việc lành, việc thiện và việc đạo đức trong cuộc sống thường ngày.

6. Qua việc Chúa Giê-su truyền giáo cho dân Ghê-sa-ra, chúng ta hãy nhận thức về thân phận của lương dân đang ngồi trong bóng tối chưa nhận ra ánh sáng của Tin Mừng, để hun đúc tinh thần nhiệt thành làm việc tông đồ và truyền giáo cho hàng xóm láng giềng, cho môi trường chúng ta đang sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm150
  • Hôm nay34,412
  • Tháng hiện tại317,461
  • Tổng lượt truy cập13,601,835
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây