THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Chúa Giê su hỏi chúng ta "Với con, ta là ai?"

Thứ năm - 06/07/2017 01:29
Đức Thánh Cha đề cập đến 3 yếu tố cần thiết của đời sống người mục tử. Ba từ mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói đến “bản chất thiết yếu của đời sống người mục tử” là sự tuyên xưng đức tin, sự bách hại và cầu nguyện.
Chúa Giê su hỏi chúng ta "Với con, ta là ai?"
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong thánh lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô



Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điều này trước hàng ngàn tín hữu quy tụ tại nguyện đường Thánh Phêrô để mừng lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô. Đức Thánh Cha đã chủ tế thánh lễ với sự đồng tế của phái đoàn từ Thượng Phụ Chính Thống Constantinople.

Đức Thánh Cha cũng trao dây Pallium đến 36 Đức Tổng Giám mục. Dây Pallium, được làm từ lông chiên màu trắng, là biểu tượng quyền của vị Tổng Giám mục và được Đức Giáo Hoàng làm phép vào ngày lễ kính thánh Agnes.

Chia sẻ trong bài giảng dựa theo bài đọc của sách Tin Mừng, Đức Thánh Cha đã giải thích rõ ba đặc tính rất cần thiết đối với người mục tử.

Sự tuyên xưng đức tin

Để tuyên xưng đức tin, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng Đức Giêsu Kitô chính là Đấng Messiah được trông đợi, là Thiên Chúa hằng sống, là Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa cuộc sống của chúng ta.

Ngày nay, Chúa Giêsu đã đặt ra cho mỗi người trong chúng ta một câu hỏi cốt lỗi – câu hỏi mang tính sống còn, và đặc biệt đối với những ai mang trọng trách của người mục tử. Đó là một câu hỏi mang tính quyết định, Đức Thánh Cha chia sẻ. Ngài nhấn mạnh thêm rằng, “câu trả lời phải là một sự khẳng định rõ ràng chứ không được phép trả lời nước đôi, nữa vời bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của mỗi chúng ta. Một câu hỏi quan trọng của cuộc đời thì đòi buộc một câu trả lời dứt khoát, câu trả lời bằng chính cuộc đời của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đến những tín điều thì chẳng mang lại hữu ích là bao nếu như chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa bằng chính cuộc sống của mình

“Ngày nay, Chúa nhìn thẳng vào chúng ta và hỏi rằng “Ta là ai đối với con?” như thể Người nói “Ta vẫn là Chúa của con, là Chúa cuộc đời con chăng, là niềm khao khát của tâm hồn con, là niềm hy vọng của con, là sự tín thác không hề chuyển lay?”

“Cùng với Thánh Phêrô và cả chúng ta nữa, ngài nói rằng “chúng ta cũng đổi mới cuộc đời mình bằng việc chọn Chúa Giêsu, làm môn đệ của Người”. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho tất cả, để có thể nhận ra, cảm nghiệm được không chỉ bằng những lời nói nhưng bằng chính hành động và cuộc sống của mình.

Sự bách hại

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng không chỉ Thánh Phêrô và Phaolô đã đổ máu ra vì Chúa Giêsu Kitô mà với toàn thể cộng đoàn sơ khai ngày ấy đều trải qua sự bách hại, như lời trong sách Công vụ Tông đồ nhắc nhở chúng ta “Ngày nay cũng thế, tại nhiều nơi trên toàn thế giới này, đôi khi trong bầu khí thinh lặng, thường hơn là trong sự im lặng đồng lõa, có rất nhiều Kitô hữu bị loại trừ, bị vu khống lăng mạ, bị kỳ thị, bị bạo lực thậm chí bị giết hại, nhưng lại vắng bóng những người có tránh vụ bảo vệ quyền thánh thiêng của họ”.

Với Thánh Tông đồ Phêrô, ngài đã sống cuộc sống người Kitô hữu, sống là Chúa Kitô với tâm thế của một tông đồ trung tín, ngài đã đi theo Thầy Giêsu và đã hiến dâng chính cuộc sống của ngài cho Người.
“Không có thập giá thì không có Chúa Kitô, cũng thế, không có thập giá thì cũng không có Kitô hữu”.

Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ rằng người Kitô hữu phải chấp nhận chịu đựng sự đau khổ bất hạnh, phải vượt thắng mọi đau khổ cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu bằng chính phương thế của Người chứ không phải bằng phương cách của thế gian. Đây là lý do vì sao Thánh Phêrô viết cho Timôthê rằng: “Tôi đã chiến đấu trong một trận chiến cam go, tôi đã hoàn tất cuộc đua và tôi vẫn giữ vững đức tin của mình” (2 Tim 4,8)

“Bản chất cuộc chiến của Thánh Phêrô là “sống cho”, Đức Thánh Cha chia sẻ “Thánh nhân đã không sống cho bản thân mình nhưng ngài sống cho Chúa Giêsu và sống cho tha nhân”. Ngài đã dành trọn cuộc đời mình “để chạy cho hết cuộc đua”, ngài dấn thân không mệt mỏi và là dấn thân hết mình, cho đi tất cả. Ngài bảo với chúng ta rằng chỉ có một điều duy nhất mà ngài “giữ lại”: không phải sức khỏe, mà chính là đức tin, là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.

“Chỉ vì yêu Chúa, ngài đã trải qua nhiều thử thách, tủi nhục và đau khổ là những điều ngài chẳng bao giờ tìm kiếm nhưng luôn luôn phải chấp nhận. Trong sự mầu nhiệm của đau khổ được dâng lên bằng chính tình yêu, và trong mầu nhiệm mà biết bao anh chị em của chúng ta đang chịu bách hại, đau khổ trong bệnh tật, thì sức mạnh của thập giá Chúa Kitô đang chiếu tỏ rạng ngời”.

Lời cầu nguyện.

Đời sống của người tông đồ là một trong những lời cầu nguyện liên lỉ, không ngừng. Đức Thánh Cha chia sẻ.

“Cầu nguyện là nguồn nước cần thiết, không thể thiếu để nuôi dưỡng hy vọng và gia tăng lòng tín thác. Cầu nguyện giúp chúng ta cảm nhận được sự yêu thương và biết yêu thương người khác. Cầu nguyện cũng giúp chúng ta vững bước qua những thời khắc khó khăn của cuộc đời bởi vì lời cầu nguyện sẽ mang đến ánh sáng Chúa Kitô. Trong Giáo Hội, chính lời cầu nguyện sẽ nâng đỡ và giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trắc trở”.

Đức Thánh Cha chia sẻ về sức mạnh của lời cầu nguyện “Giáo Hội cầu nguyện sẽ được Chúa gìn giữ, trông nom. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cần tín thác trọn vẹn cuộc đời mình cho Chúa và tin vào tình yêu và sự quan phòng của Người. Lời cầu nguyện chính là sức mạnh và sự liên kết và nâng đỡ chúng ta, là phương thuốc chữa mọi sự cô lập và tự mãn giết chết tinh thần con người”.

Nếu không cầu nguyện, đời sống tinh thần của ta giống như bị vụt tắt và khiến ta không thở và không thể thoát ra khỏi nhà tù nội tâm bên trong con người chúng ta.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh hãy lưu ý rằng Thiên Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta: “xin các thánh tông đồ cầu bầu cho chúng ta được trái tim giống như họ, thật sự bách thiết cho Giáo Hội để có được những người thầy dạy cầu nguyện, nhưng điều cần thiết hơn cho chúng ta để trở nên người luôn biết sống đời cầu nguyện, và cầu nguyện luôn mãi trong suốt cuộc đời trần thế của mỗi người, cuộc đời chúng ta là một đời cầu nguyện.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc nhắc nhở mọi người rằng Chúa sẽ đáp lại những lời cầu nguyện của chúng ta, và Chúa sẽ luôn đồng hành cùng chúng ta trong cuộc đời trần thế như Người đã làm điều ấy cho các tông đồ của Chúa ngày xưa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay5,854
  • Tháng hiện tại194,390
  • Tổng lượt truy cập15,481,280
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây