THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak 2017

Thứ năm - 27/04/2017 05:34
WHĐ (25.04.2017) – Nhân dịp Đại lễ Vesak 2017 (Phật lịch 2561) của Phật giáo, nhằm ngày 10-05-2017, Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn đã gửi một sứ điệp chúc mừng đến các Phật tử trên toàn thế giới.
Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak 2017
Phật tử và Kitô hữu: Cùng nhau bước đi trên con đường phi bạo lực
Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak 2017
WHĐ (25.04.2017) – Nhân dịp Đại lễ Vesak 2017 (Phật lịch 2561) của Phật giáo, nhằm ngày 10-05-2017, Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn đã gửi một sứ điệp chúc mừng đến các Phật tử trên toàn thế giới.


Toàn văn sứ điệp như sau:

***
Phật tử và Kitô hữu: Cùng nhau bước đi trên con đường phi bạo lực

Các bạn Phật tử thân mến,

1. Nhân danh Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, chúng tôi gửi đến các bạn lời chào thân ái và cam đoan cầu nguyện cho các bạn nhân dịp đại lễ Vesak. Cầu mong ngày lễ này mang lại hoan hỉ và an lạc cho gia đình cộng đồng và đất nước của các bạn.

2. Năm nay chúng tôi muốn suy tư về nhu cầu cấp bách phải thúc đẩy một nền văn hoá hoà bình và phi bạo lực. Ngày nay, tôn giáo ngày càng trở thành mối bận tâm chính của thế giới, nhưng đôi khi lại theo những cách trái ngược nhau. Đang khi nhiều tín đồ tôn giáo dấn thân thúc đẩy hoà bình, thì lại có những người khác khai thác tôn giáo để biện minh cho các hành vi bạo lực và hận thù của họ. Đang khi người ta lo chữa lành và hoà giải các nạn nhân của bạo lực, thì một số người lại cố xoá đi mọi dấu vết và mọi ký ức của “tha nhân”; sự hợp tác tôn giáo trên toàn thế giới xuất hiện đồng thời với việc chính trị hoá tôn giáo. Và nếu người ta đã nhận thức được về cái nghèo ở một số nơi và nạn đói trên thế giới, thì tệ hại thay, cuộc chạy đua vũ trang vẫn đang tiếp diễn. Tình trạng này đòi hỏi phải kêu gọi phi bạo lực, khước từ bạo lực dưới mọi hình thức.

3. Chúa Giêsu Kitô và Đức Phật là những người cổ võ phi bạo lực cũng như những nghệ nhân xây dựng hoà bình. Như Đức giáo hoàng Phanxicô đã viết, “Chúa Giêsu cũng sống trong những giai đoạn đầy bạo lực. Người đã dạy rằng chiến trường thực sự, nơi mà bạo lực và hoà bình giao tranh, là tâm lòng con người: ‘Chính từ bên trong, từ tâm hồn con người, xuất phát những ý nghĩ xấu xa’ (Mc 7, 21)” (Sứ điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô cho Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 50, 01-01-2017: “Phi bạo lực: kiểu mẫu của nền chính trị phục vụ hoà bình”, s. 3). Đức giáo hoàng còn nhấn nhấn mạnh rằng: “Chúa Giêsu đã vạch ra con đường phi bạo lực, mà Người đã đi đến cùng, đến tận thập giá, nhờ đó mà Người xây dựng bình an và phá tan thù hận” (x. Ep 2,14-16)”. Như thế, “là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu hôm nay cũng bao hàm việc tuân  hành giáo huấn của Người về phi bạo lực” (nt.).

4. Các bạn thân mến, Đức Phật - vị sáng lập tôn giáo của các bạn-, cũng đã công bố một sứ điệp phi bạo lực và hoà bình. Ngài khuyến khích tất cả mọi người “lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng gian tham, lấy chơn thắng hư ngụy” (Kinh Pháp Cú, XVII, 3). Ngài còn dạy thêm rằng “chiến thắng sinh thù oán, thất bại chịu khổ đau. Sống tịch tịnh an lạc, bỏ sau mọi thắng bại” (nt., XV, 5). Vì vậy, tự chinh phục bản thân thì cao thượng hơn là chinh phục người khác: “dầu tại bãi chiến trường thắng ngàn ngàn quân địch, tự thắng mình tốt hơn, thật chiến thắng tối thượng” (nt, VIII, 4).

5. Mặc dù có những lời dạy cao quý ấy, nhiều người trong xã hội chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tác động của những vết thương, trong quá khứ cũng như hiện tại, do bạo lực và xung đột gây nên. Hiện tượng này bao gồm cả bạo lực gia đình, bạo lực kinh tế, xã hội, văn hoá và tâm lý, cũng như bạo lực đối với môi trường, ngôi nhà chung của chúng ta. Bất hạnh thay, bạo lực lại gây ra những tệ nạn xã hội khác, và vì thế “lựa chọn phi bạo lực như một lối sống ngày càng trở thành một đòi hỏi trong việc thực thi trách nhiệm ở mọi cấp độ [...]” (Diễn văn của Đức giáo hoàng Phanxicô trong dịp trình Uỷ nhiệm thư của các đại sứ Thuỵ Điển, Fidji, Moldavia, Đảo Maurice, Tunisia và Burundi, ngày 15-12-2016).

6. Mặc dù chúng tôi nhìn nhận hai tôn giáo mà chúng ta hằng gắn bó đều có nét độc đáo riêng, nhưng chúng ta cũng đồng thuận rằng bạo lực xuất phát từ trái tim con người và điều ác của cá nhân dẫn đến điều ác mang tính cơ cấu. Thế nên chúng ta được mời gọi cùng nhau thực hiện một công trình chung: nghiên cứu những nguyên nhân gây ra bạo lực, giáo dục các tín hữu của mỗi tôn giáo chúng ta chống lại cái ác trong tâm lòng mình; giải thoát cả nạn nhân lẫn thủ phạm của bạo lực khỏi điều ác; tố giác cái ác và phản bác những kẻ kích động bạo lực; đào luyện tâm trí của mọi người, nhất là trẻ em; yêu thương và sống an hoà với mọi người và với môi trường; giảng dạy rằng sẽ không có hoà bình nếu không công lý, mà không có công lý đích thực nếu không có tha thứ. Là những người được mời gọi cùng nhau nỗ lực ngăn chặn xung đột và xây dựng lại xã hội bị đổ vỡ, chúng ta phải kêu gọi giới truyền thông tránh xa và chống lại những lời lẽ hận thù cũng như các bài tường thuật sai lệch và gây hấn; khuyến khích những cải cách giáo dục nhằm ngăn chặn sự bóp méo và giải thích sai lệch về lịch sử và Kinh thánh; cầu nguyện cho hoà bình thế giới, đồng thời cùng nhau bước đi trên con đường phi bạo lực.

7. Các bạn thân mến, ước gì chúng ta tích cực dấn thân cổ võ cho một lối sống mới ngay trong gia đình và các tổ chức xã hội, chính trị, dân sự và tôn giáo của chúng ta, lối sống từ khước bạo lực và tôn trọng con người. Chính trong tinh thần này mà một lần nữa chúng tôi xin chúc các bạn một lễ Vesak an lạc và hoan hỉ.

 
Hồng y Jean-Louis Tauran
Chủ tịch

 
Giám mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ
Thư ký
 
 
Tác giả bài viết: Minh Đức chuyển ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay5,531
  • Tháng hiện tại194,067
  • Tổng lượt truy cập15,480,957
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây