THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô - Chúa nhật Lễ Lá

Thứ hai - 10/04/2017 22:11
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô - Chúa nhật Lễ Lá
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô - Chúa nhật Lễ Lá, 09-04-2017
 






“Đừng chiêm ngắm Chúa Giêsu trong tranh ảnh hay video, nhưng nơi những anh chị em đang đau khổ”
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô
 
Chúa nhật Lễ Lá, 09-04-2017
VATICAN – Chúa nhật 09-04, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Tuần Thánh với Lễ Lá cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10g00; khoảng 50 ngàn tín hữu đã tham dự cử hành phụng vụ này.
Thánh lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá và rước lá. Bài đọc một trong Thánh lễ (Isaia 50, 4-7) được đọc bằng tiếng Tây Ban Nha, Thánh vịnh đáp ca (Tv 21) được hát bằng tiếng Ý, bài đọc hai (Philipphê 2, 6-11) bằng tiếng Anh, và Bài Thương Khó được đọc và hát bằng tiếng Ý.
Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ:
***
Có thể nói cử hành ngày hôm nay vừa ngọt ngào vừa cay đắng, vừa vui tươi vừa đau buồn. Chúng ta kỷ niệm Chúa vàothành Giêrusalem trong tiếng reo hò của các môn đệ tung hô Người là vua. Nhưng chúng ta cũng long trọng công bốtrình thuật Phúc âm về cuộc thương khó của Người. Trong sự tương phản sâu sắc này, trái tim chúng ta cảm thấy chút gì đó điều mà chính Chúa Giêsu đã cảm nhận được trong chính trái tim của Người ngày hôm ấy, khi Người vui mừng với bạn hữu của Người và khóc cho thành Giêrusalem.
Từ 32 năm nay, chiều kích vui tươi của Chúa nhật này được phong phú thêm nhờ nhiệt huyết của những người trẻ, với việc cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới. Năm nay, Ngày Giới trẻ Thế giới được cử hành ở cấp giáo phận, nhưng ở Quảng trường Thánh Phêrô này, Ngày Giới trẻ sẽ được đánh dấu bằng một khoảnh khắc thật cảm động và đầy ý nghĩa khi thập giá của Ngày Giới trẻ Thế giới ​​được các bạn trẻ Kraków trao lại cho các bạn trẻ Panama.
Bài Phúc Âm mà chúng ta đã nghe trước khi rước lá (x. Mt 21,1-11) tường thuật việc Chúa Giêsu xuống khỏi Núi Ô-liu trên lưng một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ. Bài Phúc âm nêu rõ tâm tình phấn khởi của các môn đệ đã hân hoan tung hô Thầy, và chúng ta có thể hình dung sự hào hứng của trẻ em và thanh niên trong thành cũng tham gia vào đoàn rước. Chính Chúa Giêsu cũng thấy nơi sự hân hoan chào đón ấy là một sức mạnh không thể ngăn cản được mà Thiên Chúađã muốn. Với những người Pharisêu thấy đó là điều xúc phạm, Người trả lời: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên” (Lc 19,40).
Nhưng Chúa Giêsu, theo lời Kinh Thánh để đi vào thành thánh theo cách ấy, không phải là một người ngây thơ đi gieoảo tưởng, một tiên tri thời mới hay một kẻ khoác lác. Mà là Đấng Messia đến với khuôn mặt của một người tôi tớ, tôi tớ của Thiên Chúa và của con người, và đi chịu khổ hình. Người là “con người đau khổ” cao cả, Đấng mang lấy tất cả nỗi đau của nhân loại.
Vì vậy, khi chúng ta hân hoan ca ngợi vị Vua của chúng ta, chúng ta cũng hãy nghĩ đến những đau khổ mà Người sẽphải chịu trong tuần này. Chúng ta hãy nghĩ đến những lời phỉ báng và xúc phạm, đến những cạm bẫy và những phản bội, nghĩ đến sự bỏ rơi và xử án bất công, đến những đòn roi và mão gai ... Và cuối cùng, hãy nghĩ đến đường thánh giá dẫn đến cuộc đóng đinh.
Chúa Giêsu đã nói rõ điều này với các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo tôi”(Mt 16,24). Chúa Giêsu không hề hứa ban vinh dự và thành công. Phúc Âm nói rõ điều ấy. Người luôn báo trước chobạn hữu của Người rằng đó là con đường của Người, và chiến thắng cuối cùng sẽ đến ngang qua đau thương và thập giá. Tất cả những điều ấy cũng đúng cho chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn trung thành bước theo Chúa Giêsu, không phải bằng lời nói mà bằng hành động. Chúng ta cũng hãy xin ơn kiên nhẫn vác thập giá của chính mình, đừng từ khước haygạt bỏ, nhưng nhìn lên Chúa Giêsu để đón nhận và vác thánh giá hằng ngày.
Chúa Giêsu này, Đấng được đám đông hoan hô, biết rõ rằng lời hoan hô ấy sẽ sớm được nối tiếp bằng tiếng hô vang:“Đóng đinh nó đi!”. Người không xin chúng ta chiêm ngắm Người trong những bức tranh hay hình ảnh mà thôi, hoặc trong những đoạn video trên mạng internet. Không. Người đang hiện diện nơi nhiều anh chị em của chúng ta, những người ngày nay phải mang lấy những đau khổ như của chính Người: đau khổ vì phải lao động nô lệ, vì những bi kịchcủa gia đình, vì bệnh tật ... Họ đau khổ vì chiến tranh và khủng bố, vì những lợi quyền có vũ trang và chực chờ tấn công. Người nam và người nữ bị lừa dối, bị chà đạp nhân phẩm, bị bỏ rơi ... Chúa Giêsu ở trong họ, trong mỗi ngườicủa họ, và, với những khuôn mặt bị biến dạng và những giọng nói run rẩy ấy, Người muốn được đoái nhìn, được nhìnnhận, được yêu thương.
Đó không phải là một Chúa Giêsu nào khác, nhưng là chính Chúa Giêsu đã vào thành Giêrusalem giữa những cành lávẫy chào. Đó là chính Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập giá và chết giữa hai phạm nhân. Chúng ta không có Chúa nào khác ngoài Người: Chúa Giêsu, vị Vua khiêm nhu của công lý, lòng thương xót và bình an.
(WHĐ, 10.04.2017)
 

Tác giả bài viết: Giuse Bảo Sơn

Nguồn tin: Minh Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay5,226
  • Tháng hiện tại207,595
  • Tổng lượt truy cập15,494,485
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây