THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Nhà thờ chính tòa Paris cháy do bất cẩn hay cố ý phá hoại?

Thứ ba - 16/04/2019 23:08
Lính cứu hỏa ở Paris đang chiến đấu với đám cháy kinh hoàng trên nóc Nhà thờ Đức Bà Paris. Trận hỏa hoạn kinh hoàng này có nguy cơ phá hủy một trong những nhà thờ Công Giáo lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của Âu châu. Trong khi trận hỏa hoạn vẫn đang xảy ra, các công tố viên Paris đã mở một cuộc điều tra xem nguyên nhân của tai họa này là do bất cẩn hay cố ý phá hoại.
Nhà thờ chính tòa Paris cháy do bất cẩn hay cố ý phá hoại?
Nhà thờ chính tòa Paris cháy do bất cẩn hay cố ý phá hoại?
 

Đặng Tự Do

Giáo Hội Công Giáo ở Pháp, và cụ thể là nhà thờ Đức Bà Paris, đã trải qua nhiều mối đe dọa và tấn công khủng bố khác nhau trong nhiều năm qua, chủ yếu là từ các phần tử theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Các cuộc tấn công của những kẻ cực đoan ở Paris vào tháng 11 năm 2015 đã giết chết 147 người. Đức Hồng Y André Vingt-Trois đã cử hành Thánh lễ tại nhà thờ này vào Chúa Nhật sau đó cho những người thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc tấn công, với hơn 9,000 người tham dự bên trong và hàng ngàn người đứng bên ngoài trong im lặng.

Vào tháng 7 năm 2016, những kẻ cực đoan Hồi giáo đã thực hiện một cuộc tấn công ở Saint-Etienne-du-Rouvray, trong đó một linh mục, là Cha Jacques Hamel, 85 tuổi, đã bị cắt đứt cuống họng khi cử hành Thánh lễ.

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ sáu người vào tháng 9 năm 2016 sau khi tìm thấy một chiếc xe hơi bị bỏ rơi ở khu vực gần nhà thờ Đức Bà, trong xe có nhiều bình gas nấu ăn khác nhau, một chiếc chăn thấm đầy xăng, nhưng không tìm thấy thiết bị kích nổ trên xe. Hai trong số những người bị bắt trong nhóm này có quan hệ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Một chiếc xe khác chất đầy chất nổ đã được tìm thấy vài ngày sau đó gần nhà thờ Đức Bà. Chính quyền Pháp sau đó buộc tội một người phụ nữ liên quan đến một âm mưu khủng bố bằng xe bom tự sát vào nhà thờ.

Vào tháng 6 năm 2017, một người đàn ông đã tấn công các viên chức cảnh sát tại một đồn cảnh sát Paris bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Cảnh sát đã bắn nghi phạm vào ngực và đưa anh ta vào tù.

Báo cáo từ các nguồn tin tức và các nhóm theo dõi việc bách hại tôn giáo của Pháp vào đầu năm 2019 cho thấy ít nhất 10 vụ phá hoại và mạo phạm các nhà thờ Công Giáo đã bùng lên ở Pháp kể từ đầu tháng Hai.

Công việc xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa theo phong cách kiến trúc Gothic đã bắt đầu hơn 850 năm trước và mất gần 200 năm để hoàn thành.

Nhà thờ Đức Bà được xây dựng trên tàn tích của hai nhà thờ trước đó được xây dựng trên một ngôi đền dành riêng cho Thần Jupiter của La Mã. Đức Giáo Hoàng Alexander III đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào năm 1163, và bàn thờ cao được thánh hiến 26 năm sau đó.

Các tòa tháp cao 223 feet (68m) được xây dựng từ năm 1210 đến 1250 và nhà thờ được chính thức hoàn thành vào năm 1345.

Tháp cao ở giữa, tâm chấn của trận hỏa hoạn ngày 15 tháng Tư, đã được thêm vào trong một cuộc trùng tu hồi thế kỷ 19.

Vua Henry VI của Anh đã được trao vương miện bên trong ngôi nhà thờ này vào năm 1431.

Mặc dù phải chịu thiệt hại, nhà thờ vẫn thoát khỏi sự hủy diệt có thể xảy ra trong cuộc Cách mạng Pháp, khi Napoléon lên ngôi vua của Pháp vào năm 1804. Và ngôi nhà thờ vẫn sống sót sau hai cuộc chiến tranh thế giới mà hầu như không bị tổn thương gì.

Ngày 18 tháng Tư, 1909, Đức Thánh Cha Pius X đã tuyên Chân Phước cho vị tử đạo Jeanne d'Arc (sau này được tuyên Thánh vào ngày 16 tháng Năm, 1920), là vị tử đạo có thể là nổi tiếng nhất của Pháp, tại nhà thờ Đức Bà vào năm 1909.

Các thánh tích trong nhà thờ bao gồm một vương miện gai được tin là vương miện đã được đội trên đầu Chúa Kitô để sỉ nhục Ngài trong cuộc Thương Khó, và một mảnh gỗ được tin là một phần của thập giá mà Chúa Kitô bị đóng đinh. Các báo cáo ban đầu cho biết những di tích này đã được tránh khỏi thiệt hại trong vụ hỏa hoạn chiều tối thứ Hai.

Trong vô số tác phẩm nghệ thuật và hiện vật lịch sử chứa bên trong nhà thờ, kho báu của Notre-Dame bao gồm một “một đàn đại phong cầm có từ thế kỷ 17 với tất cả các bộ phận của nó vẫn còn hoạt động được,” trang web của Notre-Dame de Paris cho biết như trên.

Nhà thờ là một trong những địa danh nổi tiếng dễ nhận biết nhất trên thế giới và đã trở nên bất tử trong tác phẩm văn học như cuốn “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của Victor Hugo. 

Các quan chức đang trong quá trình nỗ lực gây quỹ để trùng tu nhà thờ chống lại hàng thế kỷ suy tàn, ô nhiễm và lưu lượng 13 triệu du khách mỗi năm. Các nhà bảo tồn Pháp và tổng giáo phận tuyên bố vào năm 2017 rằng việc trùng tu là cần thiết cho sự toàn vẹn của cấu trúc này có thể tốn tới 112 triệu đô la.

Một chiến dịch lớn về làm sạch và tu sửa đã được thực hiện từ năm 1991 đến năm 2000.
Nguồn: Vietcatholic.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay4,950
  • Tháng hiện tại207,319
  • Tổng lượt truy cập15,494,209
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây