Đức Tổng giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, giải thích rằng: “Ngày nay những quyết định, cả những quyết định quan trọng nhất trong lãnh vực y khoa, kinh tế hoặc xã hội, cũng là thành quả của ý muốn con người và một loạt những đóng góp đại số học... Vì thế, sự sống con người ở điểm đồng qui giữa những đóng góp thực sự của con người và những tính toán tự động, vì thế ngày càng phức tạp trong việc hiểu đối tượng của những quyết định ấy, dự đoán những công hiệu và xác định những trách nhiệm về các quyết định”.
Trên đây là hướng đi của cuộc Hội thảo, được diễn tả qua đề tài của cuộc hội thảo là: “Điều tốt về đại số học? Trí tuệ nhân tạo: luân lý đạo đức, luật pháp, sức khỏe”.
Ngày 28/02, trong buổi kết thúc cuộc Hội thảo, sẽ có nghi thức ký kết một bản kêu gọi về luân lý đạo đức, diễn ra tại Thính đường ở đường Hòa giải. Lời kêu gọi này là một văn bản được sự đồng thuận của các tham dự viên, về tương quan giữa luân lý đạo đức và kỹ thuật, nhắm hướng dẫn những tiến hóa tương lai trong lãnh vực này, và Văn bản đó sẽ được đệ lên Đức Thánh cha.
Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo hiện nay, cụ thể là các máy vi tính, được gọi là “cuộc cách mạng thứ tư, sau các cuộc cách mạng hơi nước, điện lực và hệ thống tự động”.
Linh mục Paolo Benanti, giáo sư tại Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, giải thích rằng: “Nếu với một máy vi tính, chúng ta có thể biến các vấn đề của con người thành những thống kê, họa đồ và phương trình, chúng ta tạo cho mình ảo tưởng các vấn đề ấy có thể được giải quyết bằng máy vi tính. Nhưng không phải như vậy, vì khi thực hiện những chọn lựa, con người nhận biết một phẩm tính sâu xa và cơ bản trong những hành động của mình: đó là thiện và ác”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn