THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

THỨ SÁU TUẦN III PHỤC SINH A

Thứ năm - 04/05/2017 06:08
Khi ấy, những người Dothái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn được?” Bấy giờ Chúa giêsu nói với họ
THỨ SÁU TUẦN III PHỤC SINH A
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 6: 52-59)

Khi ấy, những người Dothái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn được?” Bấy giờ Chúa giêsu nói với họ: “Ta bảo thật các ngươi: nếu các ngươi không ăn thit Con Người và uống Máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong  các ngươi. ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời. Và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn Manna và đã chết. ai ăn bánh này sẽ sống đời đời”. Người giảng dạy những điều này tại hội đường Capharnaum.

SUY NIỆM

Bài Tin Mừng hôm nay là phần nối tiếp bài Tin Mừng các ngày vừa qua về diễn từ Thánh Thể của Chúa Giêsu. Chúa tiếp tục khẳng định về mình: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì sẽ được sống muôn đời”.

Chúa đến trần gian để hiến mình cho toàn dân được cứu độ. Người trở thành tấm bánh cho tất cả những ai tin tưởng nhận lãnh. Chính Chúa hứa ban sự sống đời đời cho tất cả mọi người biết tin tưởng, yêu mến mà nhận lãnh lương thực hằng sống là chính Mình và Máu Người.

Thánh Thể tự bản chất là sự hiến dâng, hiến dâng đến tận cùng. Chúa hiến dâng chính mình Người để chúng ta ăn. Ăn Chúa, nhận lãnh Chúa sẽ được sống muôn đời, sẽ không hề đói, sẽ không hề khát.

Trong chính sự hiến dâng mạnh mẽ và đến cùng ấy, Chúa nhìn thấy mọi nhu cầu, mọi quẩn bách của con người. Trước khi lập bí tích Thánh Thể, chính cái nhìn đầy thương cảm ấy đã khiến Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng (x. Mt 14, 13-21; Mc 6, 30-44; Lc 9, 10-17; Ga 6, 1-15).

Chúa chạnh lòng thương đám đông bơ vơ như đàn chiên không người chăn dắt (x. Mc 6,34). Người thấu hiểu cả cái đói, cảm thông cả nỗi khát khao, bận lòng với mọi nỗi lo toan của con người. Người muốn chia sẻ trọn vẹn vận mạng của họ. Lòng yêu thương trần gian đã đưa Chúa Giêsu đi đến tận cùng của sự hiến dâng. Người đã nhập thể vào trần gian, đã chịu tan xương nát thịt, đã trở nên tấm bánh để bẻ ra trao tặng mọi người.

Và rồi, bất cứ ai đã được Thánh Thể cảm hóa, họ cũng được mời gọi chia sẻ vận mạng của anh chị em mình.

Cầm đĩa thánh trên tay, linh mục đâu phải chỉ dâng lễ vật của riêng ngài, đâu phải nhân danh chính mình ngài, mà đó là lễ vật của cả nhân loại, nhân danh cả Hội Thánh có Chúa Kitô là Đầu. Bởi vậy, sau khi dâng bánh rượu, linh mục mời gọi: “Anh chị em hãy cầu nguyện để lễ vật của tôi, cũng là của anh chị em, được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”. Rồi khi đọc lời truyền phép, linh mục càng nói rõ hơn: “Đây là mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em!”

Những kiểu nói: “Của anh chị em”, “vì anh chị em”, đã gợi lên tính cách hiệp thông trọn vẹn của từng người chúng ta nơi Thánh Thể Chúa. Chúng ta ăn Chúa, lập tức, chúng ta cũng sẽ liên kết với nhau, nên một của nhau.

Tất cả cùng nhau, nhờ ăn chung một tấm bánh là chính Mình Máu Chúa, chúng ta, tất cả mọi người, sẽ lãnh lấy sự sống đời đời mà Chúa hứa ban. Bởi sự sống đời đời ấy, Chúa không ban cho từng người riêng lẻ, nhưng cho cả cộng đoàn Hội Thánh, là tất cả những ai tin tưởng và ăn Người.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khẳng định: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”. Chúng con tin, mỗi lần rước Chúa, chúng con được lãnh nhận chính nguồn sống thật, đủ sức dẫn đưa chúng con về quê trời. Chúng con tin, trong Thánh Thể Chúa, chúng con là một cộng đoàn hiệp nhất, có Chúa là Đầu, và mỗi chúng con là thành phần làm nên một thân thể mầu nhiệm, để cùng nhau đạt tới ơn cứu độ đời đời trên quê trời, nơi mà chúng con sẽ “không hề đói”, “không hề khát bao giờ”. Amen. 

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay22,947
  • Tháng hiện tại354,284
  • Tổng lượt truy cập13,638,658
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây