THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ SÔNG HINH

Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên

Thứ tư - 22/11/2017 17:51
Tin mừng Lc 19: 41-44: Trong bài Tin Mừng được trích đọc trong hôm nay, Thánh Luca cho chúng ta biết, Chúa Giêsu cũng khóc...
Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 19: 41-44)

Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hòa bình lại cho ngươi. Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì đến ngày quân thù đắp lũy bao vây ngươi siết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi, bình địa ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".

Suy niệm

Có những tiếng khóc của buồn tủi, của thất vọng, của chia ly, của sám hối; nhưng cũng có những tiếng khóc của sung sướng, của phấn khởi, của hội ngộ. Có những tiếng khóc đơn sơ hồn nhiên của những trẻ thơ; nhưng cũng có những tiếng khóc giả dối lừa lọc mà người ta thường gọi là “nước mắt cá sấu”.

Trong bài Tin Mừng được trích đọc trong hôm nay, Thánh Luca cho chúng ta biết, Chúa Giêsu cũng khóc. 

Chúa Giêsu đã khóc khi đứng trước mộ của Lazarô; Người cũng khóc khi thấy trước cảnh tàn phá khủng khiếp của  thành Giêrusalem. Trong cả hai trường hợp trên đây, chúng ta đều được các thánh sử cho biết, Chúa khóc vì thương, hay nói cách khác, nước mắt của Chúa đổ ra trong những trường hợp này là nước mắt của tình yêu.

Vì yêu thương Lazarô, người bạn thân đã chết, mà Chúa Giêsu đã khóc. Vì yêu thương dân thành Giêrusalem, một thành sắp bị tàn phá  đến nỗi “không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” chỉ vì sự cứng lòng tin của họ, mà Chúa Giêsu đã khóc.

Nhưng có lẽ Chúa không chỉ khóc trong hai trường hợp trên đây mà thôi, Người còn khóc nhiều nữa, khóc trước sự cứng lòng của dân chúng, khóc trước những phản bội của những người thân yêu.

Người khóc như thế chỉ muốn là để chúng ta đáp lại tiếng khóc của Người.

Phêrô sau khi đã chối Chúa 3 lần, lúc bỏ sân dinh Caipha ra ngoài, ông cũng đã khóc. Đó chính là tiếng khóc của sự sám hối, khóc vì đã lỡ đánh mất tình yêu đối với Thầy mình. Đây chính là cái khóc đã được Chúa chúc phúc trong bản hiến chương Nước Trời, khóc trong niềm hy vọng, khóc trong niềm tin yêu.

Giờ đây khi nhìn lại dĩ vãng hẳn mỗi người chúng ta không ai là không phải khóc. Nhưng đừng để cho những tiếng khóc của chúng ta trở thành những tiếng khóc của thất vọng, của chán chường, của oán hận hờn căm mà phải là tiếng khóc của sám hối, của tin yêu, của hy vọng.

Với những tiếng khóc đó, chúng ta sẽ cảm nghiệm được tình yêu bao dung của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta và hãy biết cảm thông, bao dung với mọi người.
 Tags: hôm nay, tin mừng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LỊCH XỬ GIÁO XỨ
Giáo xứ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân,tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay7,426
  • Tháng hiện tại195,962
  • Tổng lượt truy cập15,482,852
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây